hiểu luôn là người H’mông, sắc dân chiếm đa số ở cao nguyên đá với 80% tổng dân số.
Hầu hết, họ di chuyển theo đường tiểu ngạch
. Một lối di chuyển luôn dễ dàng và tiện ích
với các nhóm tộc người miền núi. Hiểu theo sách Đồng Khánh địa dư chí, thì cho đến nay,
những con đường núi, tiểu ngạch kiểu “điểu đạo” ấy vẫn còn duy trì. “Điểu đạo” - “đường
chim bay” vì đường khó quá, hiểm quá, rừng bít bùng hết cả vậy mà người dân bản địa ở
đây vẫn len qua được, như thể là có cánh, đến phải như chim bay mới mong qua được
.
Lối liên tưởng và ví von của các trí thức trung đại soạn Đồng Khánh địa dư chí, ở chỗ này,
kể ra thật xác đáng, cho thấy sự hết sức khó khăn, đồng thời là tài nghệ tuyệt vời trong di
chuyển của người miền cao trên các đỉnh núi
. Hiểu theo suy tư của Gilles Deleuze và
Félix Guattari, thì khi các tộc người thiểu số di dân xuyên biên giới là họ đang thực hiện
quá trình giải lãnh thổ hóa, và khi họ chọn định cư ở một vùng đất thuộc quốc gia nào đó,
là họ tái lãnh thổ hóa (Deleuze - Guattari 2013). Riêng với người H’mông, cán cân nghiêng
hẳn về quá trình giải lãnh thổ hóa, bởi họ là tộc người di dân vĩ đại vào loại cuối cùng của
thế giới. Trong phạm vi nội quốc gia, di dân H’mông giải lãnh thổ hóa cơ cấu dân cư, văn
hóa, tôn giáo, “bản sắc” tỉnh, thành, vùng, miền, xứ. Trong phạm vi đa quốc gia, di dân
H’mông phá vỡ mọi rào cản, “qui ước” về biên giới, làm mọi giới hạn trở nên lỏng lẻo.
Như thế, H’mông sống tập trung ở một trong những nơi cao bậc nhất khu vực Đông
Bắc, nơi có cao nguyên đá Đồng Văn với độ cao trung bình vượt trội, cao nhất lên đến
1600m, cấu tạo chủ đạo bằng đá vôi, có khi biến thành đá hoa, có tuổi rất cổ (thuộc đại Cổ
sinh và Nguyên sinh), nằm trên hoặc xen với đá phiến mica, cát kết và các đá biến chất
khác. Điều này, như đã nói, làm cao nguyên đá Đồng Văn không đơn điệu như những nơi
thuần đá vôi mà trở nên rất sinh động với những thảm thực vật xanh mát xen kẽ với cảnh trí
hùng vĩ, sắc nhọn của núi non, khiến nơi đây hiện lên như một bài thơ tráng lệ. Bất kể việc
ngày nay rừng đã bị tàn phá thảm hại. Đá vốn đã quá nhiều, lại càng như trơ trọi giữa
những thảm thực vật thấp đang trong lúc tái sinh, nhưng Đồng Văn vẫn giữ được vẻ đẹp kỳ
vĩ, gần như là điểm nguyên sơ tiêu biểu cuối cùng sót lại ở Việt Nam. Mà tương lai, số phận
phong cảnh Đồng Văn, chẳng ai dám nói chắc điều gì! Những miêu tả của nhà địa chất học
hàng đầu Lê Bá Thảo về “nơi có phong cảnh tuyệt đẹp” cao nguyên đá Đồng Văn, đến giờ,
vẫn cho thấy sự sinh động của địa lý “không có cảnh nào hùng vĩ và đáng kinh ngạc hơn”,
đồng thời, thấm đẫm tính lãng mạn (Lê Bá Thảo 2009).
Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, nơi mà H’mông tộc cư trú lâu
đời, có thể đã tác động sâu sắc đến tâm hồn và văn hóa H’mông? Địa lý nhân văn xác nhận
chỉ có một sự kiện địa lý quan trọng nhất ấy là con người. Tâm tính người H’mông có thể
đã hằn in những dấu vết mà địa lý vùng cao mang lại?