NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 32

Nguyên, “ám ảnh rừng” đã được dân tộc học soi sáng bởi những nhà dân tộc học nước
ngoài, những kẻ “Pháp hóa Tây Nguyên” như Dambo, Dambot, Yo Sar Luk ... Thì tiếc thay,
ở Đồng Văn, “ám ảnh đá” - nếu thực có hiện tượng này (?), thì vẫn còn đó mối thách thức
của dân tộc học.

Nói điều ấy, bởi liên tưởng của tôi có lúc đã gặp gỡ liên tưởng kiểu dự cảm của nhà

văn Nguyên Ngọc, người sống với Tây Nguyên dài lâu, nhìn từ Đồng Văn và môi trường
sống tộc người thiểu số ở đây, Nguyên Ngọc viết: “Tôi đã từng ở Hà Giang, mạn cao Đồng
Văn, Mèo Vạc, cũng toàn núi, đẹp như tranh, như mơ, nhưng hầu như ở đấy không có rừng.
Chỉ có đá. Đá cũng dữ dội và ám ảnh lắm, cao nguyên đá nổi tiếng trên ấy. Nhưng ám ảnh
của đá kiểu khác. Rừng lại khác” (2008: 106). Tôi xin được nói thêm, đá ở đây là những bãi
đá mọc tua tủa, sắc như lưỡi dao dựng ngược lên trời. Và từ trên đá, rừng khởi sinh. Rừng
và đá, hiện hữu thường trực trong tâm linh người H’mông. Với người H’mông, đá không
chỉ là đá, cây rừng không chỉ là củi, gỗ. Ở trong đá, trong cây luôn có những đấng linh
thiêng trú ngụ. Truyền thuyết H’mông lưu giữ niềm tin, khi vũ trụ ra đời, quả đất chỉ như
một trái bùn lỏng, yếu ớt. Ông Trày, bà Trày đã làm ra đá, rồi cây đem cố kết lại quả đất.
Từ đấy, quả đất mới vững chắc. Đất vững chắc nhờ trong đất có đá. Chỉ có đá mới thực là
thứ bền vững muôn đời. Đá cứng cáp. Đá không biến dạng nên đá là trường tồn. Đá làm
hàng rào, làm móng nhà cho người H’mông sống yên ổn. Đá làm mộ chôn cất người
H’mông khi qua đời. Đá mồ côi

[19]

. Đá làm “bố nuôi” đứa trẻ H’mông ốm yếu. Ở những

nơi vách đá lớn, người H’mông kỵ không dám dựng nhà. Lấy đá, họ phải khấn xin thần đá.
Đi qua những nơi làm người “yếu chân”, thấy mệt mỏi rã rời, người H’mông hiểu rằng nơi
đấy có vị thần đá trú ngụ, phải lấy que mà chống vào, đỡ hồn cho đá, đấy chính là những
nơi mà cộng đồng H’mông tôn thờ. và sau nữa, như dân ca miêu tả cái đẹp của người gái
H’mông: “như bông hoa nở trong hốc đá”...

Nhưng chừng ấy dữ liệu, chắp nối lại một cách có vẻ khá vội vã, phụ thêm vào dự cảm

kiểu Nguyên Ngọc, vẫn không cho phép đi đến kết luận gì về ám ảnh đá ở người miền núi
cao nguyên đá Đồng Văn, mà mối quan tâm ở nghiên cứu này là người H’mông. Tín
ngưỡng thờ đá là một vấn đề chung của các tộc người ở khối núi Đông Nam Á. Người Việt,
tộc người sống ở đồng bằng nhưng cây và đá cũng luôn in dấu tâm linh sâu đậm. Linh mục
Cadière đã có những miêu tả rất cụ thể về các tín ngưỡng liên quan đến đá của người Việt.
Trong đó, những hình thức tín ngưỡng thờ đá của người H’mông được ghi nhận bước đầu
của tôi như vừa dẫn vắn tắt, đều thấy xuất hiện ở người Việt (Cadière 2010). Và rộng lớn
hơn, ở An Nam - Indonésie - Assam đều phổ biến tín ngưỡng thờ đá (Colani 2012). Và, cần
nói thêm, đấy là dấu ấn của lớp văn hóa bản địa Đông Nam Á. Bởi, với những cư dân ảnh
hưởng nền văn minh Hán hóa sâu đậm hơn, như người Việt chẳng hạn thì các công trình
xây dựng của họ thường là bằng gạch, bằng đất và bằng gỗ chứ không phải bằng đá (Colani
2012: 56). Nên chưa thể đi đến một kết luận nào đó đặc biệt về “ám ảnh đá” trong tâm thức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.