NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 29

Dưới thời Chủ nghĩa Xã hội: những năm 1950, 1 huyện miền núi cao nguyên đá cũng chỉ có 4 ngựa để

chính quyền dùng vào việc công, riêng Đồng Văn (thời ấy gồm cả Yên Minh là rộng hơn cả) nên được ưu

tiên 6 ngựa. Việc công cán cần kíp, chỉ chủ tịch huyện hay bí thư mới được sử dụng ngựa. Các cán bộ còn lại

thì chịu khó... đi bộ. Một người đàn ông khỏe mạnh từ Hà Giang lên Quản Bạ mất khoảng hơn một buổi

sáng đi bộ miệt mài. [Tự sự của một giám mã - NMT ghi].

Vậy, theo tính toán của các cụ nhà ta thời trước, có thể nói, phải mất cả ngày để có thể

di chuyển khoảng hơn, kém 50km đường núi. Thời thế chiến, kéo dài từ thứ nhất sang thứ
hai, người vùng cao, trong đó có người H’mông bị ép buộc, lôi kéo vào các cuộc chiến, mà
dù phe nào thắng thì với tộc người cũng là thất bại. Sự chia rẽ tộc người theo các phe nhóm
chính trị là không tránh khỏi. Di chấn của nó đã xé nhỏ thêm nữa những nhóm người vốn
đã quá bé nhỏ. Để viện trợ vùng cao, trực thăng là phương tiện lý tưởng để tiếp cận với cao
nguyên đá.

Sau 1945, nhà nước Xã hội chủ nghĩa ở đồng bằng đã cho tiến hành xây dựng mở

rộng, và hoàn thiện con đường từ thị xã Hà Giang nối bốn huyện vùng cao. Đấy là một nỗ
lực phi thường nhằm kéo gần lại các ngoại biên. Bất cứ một chính quyền nào cũng đều
mong muốn xây dựng những con đường xuyên qua các vùng hẻo lánh để tiện bề kiểm soát.
Trung tâm luôn khao khát thực thi quyền lực hiệu quả ở các vùng biên. Nhưng sự thực, các
lằn ranh, mà ở đây là lằn ranh hiểm trở ở biên giới các quốc gia có dễ kiểm soát hay không?
Các con đường lớn xuyên vùng cao, các đồn biên phòng có mang lại một sự ổn định và rắn
chắc cho thân phận các vùng biên? Các biên giới, mà tượng trưng là các đường vạch rõ nét
trên bản đồ dường như chỉ là câu chuyện kể tương đối của các quốc gia. Còn với tộc người
thiểu số sống ở vùng cao, thì biên giới của họ nằm trong không gian xã hội mà họ thuộc về.
Đúng như Vũ Tự Lập và C. Taillard nhận định, trong cơ cấu đa tộc người của các quốc gia
Đông Nam Á, cơ cấu đa tộc người Việt Nam nổi lên sự áp đảo của người Việt (87% tổng
dân số), nhưng các tộc thiểu số cũng luôn rất quan trọng như mọi quốc gia khác trong khu
vực, “bởi vì các dân tộc này thường không tuân thủ các biên giới quốc gia” (Vũ Tự Lập -
Taillard 1994: 97).

Dòng sông Nho Quế phân đôi hai nước Việt - Trung, vì thế, chưa bao giờ là trở ngại

cho các cuộc hôn nhân, di dân, sinh kế tộc người ở hai bờ sông. Ngày nay, trong những
năm đầu của thập niên thứ 2 thế kỷ XXI, khi kinh tế Việt Nam trên đà suy thoái, miền núi
càng trở nên khó khăn, làn sóng di dân tộc người ở cao nguyên đá Đồng Văn làm thuê “bên
Trung Quốc” hàng năm lên tới vài ngàn người. Sẽ rất khó để có một thống kê đầy đủ và
chính xác về số người di dân làm thuê, tự phát vượt biên sang Trung Quốc hàng năm bằng
các nẻo đường núi. Vì thế, “vài ngàn người” là con số tương đối mà tôi thường được các cư
dân, và cán bộ huyện, xã ở cao nguyên đá cho biết về tình trạng “đi làm thuê” bên Trung
Quốc từ vài năm trở lại đây của người dân các tộc người ở đây. Trong đấy, đông nhất, dễ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.