NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 49

1. Tiếng hát mồ côi

Nỗi buồn khổ trong xã hội phân cấp và/cùng vết tích tâm lí

của tộc người lưu vong

“Mồ côi không cha mẹ

Thân như cái gậy cái que

Bọn nhà giàu bẻ đem đi đuôi lợn”

...

“Như ta lạc loài bước chân tới chốn quê người

Lòng ta buồn tẻ quạnh hiu như bãi đôi hoang...”

(Doãn Thanh 1984)

“Con quạ không có nơi đậu

Người Mông không có quê hương”

(Lê Trung Vũ 1994: 22)

Có một điều hết sức đặc biệt, trong chính nội dung được phản ánh ở kho tàng folklore

H’mông: chủ đề mồ côi hắt bóng đậm nét ở nhiều thể loại. Chủ đề mồ côi không phải là
hiếm thấy trong sáng tác dân gian các tộc người, nhất là thể loại cổ tích, còn dân ca thì
hiếm gặp hơn. Tuy thế, cổ tích mồ côi H’mông cũng đặc biệt hơn nhiều tộc người, khi có
tới 50% số lượng những câu chuyện kể H’mông là truyện cổ mồ côi (Lê Trung Vũ 2010:
56). Một con số chứa đựng điều gì đó “bất thường” bởi sự tái lặp và ám ảnh chất liệu. Nhà
nghiên cứu Trần Hữu Sơn trong quá trình nghiên cứu văn học và văn hóa H’mông nhận
thấy truyện mồ côi là chủ đề phổ biển. Ông dựa theo quan điểm của Meletinsky: “truyện cổ
tích về đứa trẻ nghèo khổ bị mồ côi phản ánh sự biến dạng về cội nguồn tư tưởng của thể
loại tự sự dân gian thời nguyên thủy, đó là sự xung đột xã hội phản ánh mối quan hệ giữa
người với người trong xã hội thay cho sự xung đột giữa con người với thiên nhiên” để cho
rằng truyện cổ mồ côi là dấu vết của việc phân hóa giai cấp (Trần Hữu Sơn 2006). Các nhà
nghiên cứu Marxism, duy trì quan điểm tiến hóa xã hội, quan niệm về cổ tích - một thể loại
folklore ra đời muộn, gắn với xã hội đã bắt đầu phân chia giai cấp, nên những kẻ mồ côi
với thân phận thiệt thời đã nói lên tiếng nói thân phận của mình, phản ánh qua các truyện
kể dân gian (Trần Hữu Sơn 1997: 107). Truy nguyên trở ngược quan điểm này, sớm hơn và
gây ảnh hưởng lớn là các quan điểm của Võ Quang Nhơn trong công trình mang tính giáo
khoa về khu vực này Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam, mà ngày nay, vẫn
gây ảnh hưởng và được coi là khả tín. Võ Quang Nhơn đã mang quan điểm giai cấp lí giải
thần thoại, và nhất là truyện cổ tích. Về cổ tích mồ côi, cơ sở ra đời của nó được Võ Quang
Nhơn lí giải như sau: “Xã hội cộng đồng thị tộc bộ lạc nguyên thủy phát triển lên, dần đần

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.