NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 50

đi đến chỗ giải thể. Những gia đình lớn, trong đó trước đây chung sống nhiều thế hệ, đần
dần phân tán thành những gia đình nhỏ. Và gia đình mẫu quyền của thị tộc mẫu hệ chuyển
dần sang gia đình phụ hệ, trong đó uy quyền ngày càng tập trung vào người đàn ông, tiêu
biểu là quyền thế của người gia trưởng. Cùng với sự giải thể của gia đình lớn về mặt xã hội,
xuất hiện sự tích lũy tài sản tư hữu theo từng gia đình riêng lẻ. Cơ sở xã hội và cơ sở kinh
tế sâu xa ấy tạo điều kiện cho sự xuất hiện một loại truyện dân gian khá phổ biến ở các dân
tộc ít người. Đó là loại truyện về các nhân vật bất hạnh như: người em út, người con riêng,
đặc biệt là người mồ côi” (Võ Quang Nhơn 1983: 158). Và người mồ côi, như Võ Quang
Nhơn phân tích, là biểu tượng cho tinh thần đấu tranh giai cấp của người cùng khổ đối với
các giai cấp phong kiến, chúa đất bóc lột ác nghiệt. Chiến thắng và vẻ đẹp của mồ côi là
chiến thắng của nhân dân cần lao, anh dũng và tốt đẹp. Như thế, việc phân tích mồ côi từ
thuyết tiến hóa xã hội, đấu tranh giai cấp và chế độ tư hữu là một minh chứng tuyệt vời
khẳng định các quan điểm của Engels trong công trình Nguồn gốc của gia đình của chế độ
tư hữu và của nhà nước
. Tuy nhiên, giai cấp mà Võ Quang Nhơn sử dụng, tự ông, cũng
như nhiều nhà dân tộc học cùng thời như Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn... cũng đã không
thể thống nhất ý nghĩa nó như là định nghĩa giai cấp của các nhà Marxism. Học thuyết
chính thống thời các ông phải tuân thủ. Nên, ở ngay nhiều đoạn phân tích về người mồ côi,
Võ Quang Nhơn đã dùng nhiều lần một thuật ngữ khác, chính xác hơn giai cấp khi chỉ
quan hệ người nông dân với tầng lớp chúa đất cai trị là đẳng cấp.

Nhưng dẫu sao, mỗi quan điểm đều có cơ sở khoa học nhất định của nó, nên, lí giải

kiểu Võ Quang Nhơn, Trần Hữu Sơn, Lê Trung Vũ về chủ đề mồ côi là đấu tranh giai cấp
được chấp nhận rộng rãi. Với người H’mông, có thể truyện kể (và dân ca) mồ côi chính là
ánh xạ hắt lên ngôn ngữ một giai đoạn có thật trong lịch sử, khi xã hội bắt đầu phân cấp, vì
vẫn luôn tồn tại giả thuyết về một nhà nước Miêu tộc đã có lúc thịnh vượng trong quá khứ.
Giả thuyết khó kiểm chứng này, như một mớ mù mờ

[35]

, dù sao vẫn le lói một tia nhìn gợi

mở nhất định; câu trả lời thì thuộc về tương lai. Sáng rõ hơn một chút, như ở khu vực Hà
Giang, nơi người H’mông có lịch sử xuất hiện lâu đời nhất Việt Nam thì ghi nhận đã có sự
xuất hiện của những chúa đất và người nông dân, như trường hợp họ Dương ở Mèo Vạc và
sau này là họ Vương ở Đồng Văn. Nhưng khi tìm hiểu thân phận lịch sử người H’mông và
căn cứ gợi ý ở những gì mà nội dung Tiếng hát mồ côi chuyển tải lại hướng đến thêm một
giả thuyết, có thể bổ sung cho ý kiến ban đầu, đó là, tiếng hát mồ côi là sự phóng chiếu lên
ngôn từ của tâm lí lưu vong tộc người. Hi vọng từ nhiều cách hiểu khác nhau về hiện thực
cuộc sống một tộc người mà bao giờ cũng vậy, luôn mang theo hiện thực sống động ấy là
tính phức hợp, có thể từ đấy sẽ làm sáng hơn những hiểu biết về Tiếng hát mồ côi trong kho
tàng dân ca H’mông. Trước khi đi vào phân tích cụ thể các quan niệm, cần cố gắng tái hiện
lại (một cách tương đối) số phận lịch sử H’mông từ những gì dân tộc học cung cấp và, trên
cái nền lịch sử lưu vong ấy, soi vào dân ca sẽ làm sáng vấn đề.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.