NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 52

Thời kỳ di cư lần thứ hai, vào khoảng chín, mười đời (trên dưới 200 năm). Đợt di cư này, người Mèo

ở Trung-quốc sang nước ta do hai đường: một đường vào huyện Đồng-văn (Hà-giang) độ 100 gia đình gồm

các họ Vàng, Ly, Hoàng... rồi phân tán một số đi Hoàng-su-phì (Hà-giang); một đường đi vào Si-ma-cai và

trong huyện Bắc-hà (Lào-cai) độ 80 gia đình gồm các họ: Vàng, Lù, Chấu, Sùng, Hoàng, Vũ. Sau đó, cánh

này có 30 gia đình họ Vũ, Sùng, Giàng... lại di cư về khu tự trị Thái - Mèo (Tây-bắc). Nguồn gốc của những

người di cư này, phần nhiều là ở Quí-châu, và một số ở Vân-nam, Quảng-tây (Trung-quốc). Ông Hoàng-

đình-Chung ở Si-ma-cai (Bắc-hà - Lào-cai) vẫn còn giữ được cái cối đá của tổ tiên ông ta mang theo trong

đợt di cư này. Nhìn lại sử liệu Trung-quốc thì thấy nó phù hợp với phong trào khởi nghĩa của người Mèo ở

Quí-châu, chống vua Càn-long và Gia-khánh từ năm 1976 đến năm 1820 bị thất bại.

Thời kỳ di cư lần thứ ba và cũng là thời kỳ người Mèo ở Trung Quốc di cư sang Việt-nam đông hơn

tất cả các cuộc di cư khác. Đợt di cư này vào khoảng sáu, bảy đời (độ 100 năm trở lên 140 năm), có hơn một

vạn người Mèo ở Trung Quốc di cư sang Lào-cai, Hà-giang, Yên- bái và khu trự trị Thái - Mèo và các địa

phương khác. Nguồn gốc của họ phần nhiều cũng ở Quí-châu, một số ở Vân-nam và Quảng-tây (Trung-

quốc). Thời kỳ này cũng tương ứng với cuộc khởi nghĩa của người Mèo hưởng ứng phong trào Thái-bình

thiên-quốc đấu tranh chống nhà Mãn Thanh. Cuộc đấu tranh kéo dài từ năm 1840 đến 1868.

Về sau, hàng năm người Mèo đều có rải rác di cư sang thêm, cho đến khi hòa bình lập lại ở nước ta,

mới chấm dứt sự di cư.

Theo một số người già ở các huyện Đồng-văn, Hoàng-su-phì (Hà-giang), Bắc-hà, Sa-pa (Lào-cai) và

khu tự trị Thái - Mèo (Tây-bắc) kể lại thì người Mèo ở Trung-quốc di cư sang Việt-nam do những nguyên

nhân sau đây: chủ yếu là do những phong trào khởi nghĩa chống bọn phong kiến Mãn Thanh bị thất bại, và

chúng đàn áp, tàn sát rất dã man. Ngoài ra là chống: bắt lính, bắt phu, sưu thuế nặng nề, ruộng nương bị

cướp đoạt, thiếu ruộng đất làm ăn, đời sống luôn bị hai ba tầng áp bức bóc lột, thường bị chết đói, chết rét.

Đặc biệt là thời kỳ thứ ba họ di cư sang đông nhất là phong trào Thái-bình thiên-quốc bị thất bại. Bọn phong

kiến Mãn Thanh dìm họ trong bể máu để trả thù.

Người Mèo ở Trung-quốc di cư sang Việt Nam lúc đầu do hai đường: một đường vào Đồng-văn rồi

mới đi dần về Tuyên-quang và khu IV; một đường vào Si-ma-cái, Pha-long, Mường-khương và huyện Bắc-

hà (Lào-cai) rồi mới đi Yên-bái và khu tự trị Thái - Mèo. Cũng có một số nguôi Mèo gọi là Mẹo cũng nguồn

gốc ở Trung-quốc di cư sang Lào, rồi lại di cư đến Thanh-hóa và Nghệ-an”.

Cơ sở “giả thuyết” Quá trình di cư của người Mèo sang Việt Nam của Lâm Tâm, như

ông cho biết: “Qua tài liệu của ủy ban Dân tộc trung ương và của địa phương cũng như
những tài liệu thu thập được trong các cuộc đi điều tra nghiên cứu một số vùng trong các
tỉnh: Hà-giang, Lào-cai, khu tự trị Thái - Mèo và vùng Thanh-hóa, Nghệ-an thì người Mèo
ở Việt-nam đều từ Trung-quốc di cư sang. Riêng một số ít người Mèo ở Thanh-hóa và
Nghệ-an ở Lào sang. Đông nhất là người Mèo ở tỉnh Quí-châu” (Lâm Tâm 1961). Điều
đáng kể là ý kiến của Lâm Tâm luôn đi kèm với những số liệu đưa ra khá cụ thể, như
khoảng thời gian gần với thời hiện đại nhất, trong đợt [đại] di cư lần thứ ba trong thế kỷ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.