NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 53

XIX, Lâm Tâm cho biết trong “sáu, bảy đời (độ 100 năm trở lên 140 năm), có hơn một vạn
người Mèo ở Trung Quốc di cư sang”. Đối diện với những thông tin kiểu này, tôi thường tự
hỏi làm sao để có thể thống kê chính xác đến vậy (?!). Trong hơn một thế kỷ di dân theo
“những nẻo đường rừng” của một tộc người ở nơi cao nhất, rất ít được biết đến với người
Việt, nhất lại là người Việt thời trung đại, cai trị với một truyền thống trí thức đầy định kiên
và nhiều sai lầm về miền núi

[37]

, thật quá khó cho những số liệu muốn mang tính chất

muốn thống kê. Những nỗ lực của Lâm Tâm là đáng kính. Nhưng việc ông đã đưa ra được
những số liệu rất cụ thể, điều luôn làm tôi thấy kinh ngạc không biết ông đã dựa vào nguồn
cụ thể nào để có được những con số chắn chắn ấy? Và với tôi, như thế, những con số cứng
đọng kiểu ấy là không thể.

Thêm nữa, còn một sự kiện đáng chú ý khác, nhất là vào năm 1961, khi giao thông

còn hết sức khó khăn mà Lâm Tâm đã đưa ra danh sách vùng miền thực địa gồm: “Hà-
giang, Lào-cai, khu tự trị Thái - Mèo và vùng Thanh-hóa, Nghệ-an”. Một đồng nghiệp của
Lâm Tâm là nhà nghiên cứu âm nhạc H’mông Hồng Thao cho biết, muộn hơn một chút,
vào khoảng năm 1965, nếu đi bộ từ buổi sáng, suốt một ngày cật lực thì cũng chỉ qua được
quãng đường độ 50km từ thị xã Hà Giang lên Quản Bạ, đến chiều tối mới đứng được ở
cổng trời mà ngắm núi đôi (Hồng Thao 1997: 11). Thế mà, danh sách vùng miền thực địa
người Mèo, tộc ở núi non hiểm trở nhất của Lâm Tâm đã cho thấy ông quét tư liệu hầu hết
miền núi phía Bắc, cả Đông Bắc và Tây Bắc lẫn hai miền Thanh, Nghệ. Như thế, đấy là
một diện nghiên cứu quá rộng lớn, và sẽ càng rộng hơn nữa với một nhà nghiên cứu không
hẳn là chuyên về H’mông như Lâm Tâm

[38]

!

Thế nhưng, dẫu sao cũng cần phải công tâm mà lưu ý, những nhận định tổng quát của

Lâm Tâm (và chỉ ở những nét tổng quát mà thôi), chứa đựng một nội dung đến giờ là khá
đáng tin cậy nếu chúng ta thử kiểm thảo lại ý kiến đồng dạng về chủ đề này của dân tộc học
trong và ngoài nước.

Lâm Tâm dù không phải là một chuyên gia về người H’mông (Mèo), nhưng tiểu luận

Lịch sử di cư và tên gọi của người Mèo, nhất là đoạn vừa được tôi vừa dẫn trích về ba thời
kỳ di dân của người H’mông ở trên thì đã có một ảnh hưởng sâu sắc với nghiên cứu
H’mông nội địa sau này. Các kết luận khác nhau ít nhiều, dường như làm sáng cái khung di
dân mà Lâm Tâm đã dựng nên

[39]

. Thuyết ba thời kỳ di dân H’mông vào Việt Nam của

Lâm Tâm, được nhiều tác giả nghiên cứu văn học, văn hóa, dân tộc học H’mông thừa nhận
hoặc đi đến kết luận tương đồng, hay, khá hơn là phát triển di dân H’mông trên nền Lâm
Tâm đã phác thảo. Về cơ bản, các học giả quan niệm người H’mông di dân vào Việt Nam
sớm nhất là khoảng 300 năm trước, và muộn hơn là 100 năm trước. Nhóm ý kiến này, có
thể kể ra các tác giả sau: Đinh Xuân Lâm - Trần Quốc Vượng cho biết người Mèo đến Việt
Nam “khoảng vài trăm năm nay” (1967: 31-32). Bế Viết Đẳng cho biết, người H’mông đến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.