năm trước đây. Hầu hết người Mèo nước ta còn nhớ là họ đã từ Quí Châu đến Việt Nam”
(Bế Viết Đẳng 1973: 293)
. Như thế, có thể thấy, kết luận của Bế Viết Đẳng, Vương Duy
Quang và nhiều người khác, không loại trừ ý kiến Lâm Tâm, nó chỉ “điều chỉnh” ít nhiều ý
kiến Lâm Tâm
Và, thật đáng kể, từ bên ngoài, khi các kết luận của giới dân tộc học quốc tế, [cũng] ở
những nét lớn, đã không đi quá xa với kết luận của Lâm Tâm. Thử điểm qua vài ý kiến,
Condominas cũng cho rằng ngữ hệ Mèo - Dao, xuất xứ miền trung Trung Quốc, mãi gần
thế kỷ XIX mới nhập vào Đông Nam Á (Condominas 1997: 126). P. Le Failler, người quan
tâm đến H’mông như một mắt xích quan trọng của chính quyền thuốc phiện cũng đưa ra
quan niệm về ba đợt di dân của người H’mông vào Đông Dương, mà đợt muộn nhất là vào
năm 1868 (Le Failler 2000: 64). Nhà nghiên cứu H’mông có thẩm quyền J. Michaud cho
biết một cách khá mơ hồ thì đã có tác giả xác nhận người H’mông ở Tonkin (Bắc kỳ) có khi
đã tới bốn thế kỷ
. Và có một sự lẫn lộn Mán [Dao] - Mèo [H’mông] khá phổ biến ở Việt
Nam trước đây. Các tài liệu phương Tây khả tín đầu tiên xác nhận người H’mông ở Việt
Nam và do đó, cũng là Đông Dương thì phải là từ 1860, khi có hàng loạt người Mèo đen
tiến vào bắc Việt Nam từ Đông Dương
(Michaud 1997).
Giả thuyết về di dân H’mông vào Việt Nam sớm nhất khoảng 3 thế kỷ, như thế, là ý
kiến hiện có uy tín nhất, được phân lớn giới dân tộc học ủng hộ.