sản xuất nông nghiệp (vốn là thế manh của tộc lúa nước)
. Tuy nhiên, do người H’mông
không có/còn chữ viết, vì thế, trí nhớ người H’mông cũng chỉ có giới hạn. Trong khi, văn
tự chép về miền núi và người H’mông vừa sai lạc vừa quá thiếu. Người H’mông lại có tục
thờ ba đời, cùng lắm là năm đời, nên tổ tiên các đời xa xưa thường bị mai một theo trí nhớ
già nua lẫn bước chân lưu vong tộc người. Thế nên, dẫu sao, mọi nhận định về di dân
H’mông cũng chỉ là các giả thuyết. Đành chờ đợi những chuyên khảo có chiều sâu và công
phu hơn về vấn đề này.
[b] Nhóm ý kiến thứ hai gom vào Giả thuyết người H’mông vào Việt Nam từ rất sớm,
có khi đã ngàn năm. Nhóm này tôi gọi là nhóm chủ trương thuyết chủ nghĩa dân tộc.
Những người chủ trì theo quan điểm này, ít nhiều đều có mối liên hệ sâu xa với học giả
Kim Định. Lí thuyết gia Kim Định, người có một ảnh hưởng rất lớn vừa công khai vừa "bí
mật" trong khoa học xã hội Việt Nam, từ rất lâu đã xây dụng một thuyết đậm đặc tinh thần
tự tôn dân tộc. Kế thừa trực tiếp một số giả thuyết của học giả Châu Âu về cái nôi văn minh
nhân loại nằm ở Đông Nam Á, cộng với óc tưởng tượng duy sử Tàu, Việt rất phong phú,
Kim Định cho rằng Miêu tộc từ sớm đã có liên lạc với Việt tộc (Âu Việt, Miêu Việt và Lạc
Việt... đều cùng nguồn gốc Bách Việt). Họ là chủ nhân của văn minh Trung Hoa, sáng tạo
ra văn minh Trung Hoa, sau vì thua chạy nhường lại nền văn minh cho những đối thủ tranh
chấp quân sự đến sau là Hán tộc. Chỗ khác, Kim Định lại cho rằng Miêu tộc cùng nguồn
gốc với Việt tộc vì đều xuất phát từ Viêm tộc thờ Suy Vưu làm thủ lĩnh
. Suy Vưu tranh
chấp với Hoàng Đế của Hoa tộc thua cuộc nên con cháu của ông phải ly tán khắp nơi
hình thành quốc gia Đại Việt. Miêu tộc, do đó, vào Việt Nam từ rất sớm, trước công
nguyên, và rải rác nhiều đợt, mà đạt gần đây nhất được ghi nhận khoảng trên dưới 200 năm.
Các môn đệ "hiển học" đi theo lí thuyết của Kim Định bao gồm nhiều tên tuổi mà chúng ta
thật mất công để liệt kê, nhưng tập trung thì ở Tập san Tư Tưởng (Úc châu) và Viện nghiên
cứu Việt nho và Đông Nam Á
. Các môn đệ “ẩn học” của Kim Định thì Tạ Chí Đại
đã cất công “chỉ mặt đặt tên”. Cho đến ngày nay, ảnh hưởng của Kim Định, có
thể nói, lại ngày càng sâu rộng. Gần đây, xuất hiện khá nhiều những bài nghiên cứu công
phu, đáng chú ý, ít nhiều theo mô hình thuyết Kim Định, như của tác giả Nguyễn Ngọc
Thơ. Nguyễn Ngọc Thơ cho rằng Miêu tộc đã vào Việt Nam từ rất sớm, mãi từ trước công
nguyên (Nguyễn Ngọc Thơ 2011). Học giả Tạ Đức, bằng nhiều tư liệu công phu của khảo
cổ, ngôn ngữ và dân tộc học đã chứng minh Miêu tộc cùng nguồn gốc với Việt tộc và thiên
di đến Việt Nam từ thời Phùng Nguyên (Tạ Đức, 2013). Tuy nhiên, ở đây cần chú ý, nếu
các giả thuyết trên là thuyết phục thì Miêu tộc là tổ tiên người H’mông ngày nay (tạm gọi
là lớp người H’mông cổ), họ có liên hệ với người H’mông hiện đại nhưng không trùng khít.
Điều ấy là phổ biến, như trước khi người Thái tới Việt Nam (thế kỷ X) trước đó ở đất Việt
Nam đã có lớp Thái cổ.