NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 58

Tóm lại, về nhóm giả thuyết thứ hai, cũng là giả thuyết những người theo Kim Định,

đã có nhiều phê phán về lí thuyết của Kim Định như là “huyền sử” đầy trí tưởng tượng và
vu khoát phục vụ cho tư tưởng Lí Đông A (Tạ Chí Đại Trường 2011). Hay khác hơn, quan
niệm lí thuyết Kim Định nằm trong dòng chảy của âm mưu chống cộng sản (Trần Ngọc
Vương 2010: 162). Hai ý kiến của Tạ Chí Đại Trường và Trần Ngọc Vương đều có cơ sở,
nhắm đến các ảnh hưởng chính trị từ trong lí thuyết Kim Định. Nhưng vì sao, tôi tự đặt câu
hỏi, từ rất nhiều ý hệ chính trị có khi rất khác nhau, thù địch như nước với lửa, cả trong và
ngoài nước, miền Bắc và miền Nam nước Việt trước 1975 vẫn có nhiều người theo quan
điểm của Kim Định, cả “ẩn” (vay mượn mà không nói rõ) và “hiển” (phát triển trực tiếp và
dẫn nguồn Kim Định); thậm chí cho đến tận hôm nay? Từ đấy, tôi cho rằng, chưa thể đánh
giá Kim Định một cách đơn giản. Chưa nói, lại có khá nhiều cội nguồn ràng buộc các học
giả lại với nhau và với tu tưởng Kim Định. Sâu xa, có thể đặt lí thuyết Kim Định vào trong
dòng chảy của chủ nghĩa dân tộc hiện đại có lịch sử hơn 200 năm. Điều này sẽ lí giải vì
sao, những ý kiến, “huyền sử” của Kim Định lại được các khối học thuật người Việt dù
khác nhau về ý thức hệ cùng ra sức rút tỉa, “hậu thuẫn”, ủng hộ để xây dụng nên các mô
hình mang tinh thần “tự hào dân tộc” nhằm đề cao sự “vĩ đại” của Việt Nam như là nôi văn
minh toàn Đông Á và Đông Nam Á. Chính trong dòng mạch ấy mà H’mông tộc, với tư
cách là một tộc người Việt Nam cũng đã được các học giả theo Kim Định cố gắng đẩy lùi
rất xa sự có mặt ở Việt Nam nhằm chứng minh cho chiều dài 4000 năm lịch sử của văn
minh Việt. Khu vực châu Á và Đông Nam Á với tư cách là bức khảm chằng chịt về tộc
người, nơi giao thoa tộc người phức tạp nhất thế giới, tạo nên “một sự rối mù về tộc người”
(J. Dournes).

Thế nên, mọi kết luận sáng rõ hơn còn chờ ở phía trước. Trong đó, hiển nhiên có lịch

sử người H’mông. Kim Định dù nhận phê phán từ nhiều phía, và học thuyết của ông cũng
chỉ có thể xem như một giả thuyết làm việc, nhưng ở Việt Nam, Kim Định thực sự là một
người hiếm hoi đã gợi mở ra cho khoa học xã hội những đường hướng (dẫu có thể là hoang
đường như nhiều người vẫn nghĩ). Nhưng như đã nói, một sự kiện đáng chú ý khi học giả
Tạ Đức công bố công trình Nguồn gốc người Việt - người Mường (2013) đã chứng minh
những “tiên tri” của Kim Định là có sơ sở khoa học. Và người tổ tiên của người H’mông
(Miêu Việt) đã đến Việt Nam từ Đá Mới.

Trong tấm màn mờ mịt của quá khứ, để soi sáng người ta tiếp tục chờ đợi những tiếng

nói của hiện vật còn ngủ sâu dưới lòng đất thì không gì là không thể. Việc phán xét Kim
Định ở Việt Nam hiện thời, có lẽ, vẫn là quá gay gắt. Tương lai thì dành chỗ cho tất cả.

[c] Thứ ba, là nhóm những kiến giải lẻ tẻ. Từ những hướng khác nhau, là ý kiến rải

rác của các nhà nghiên cứu văn hóa, ngữ học, giới, lịch sử ít nhiều có uy tín phát ngôn về
sự có mặt của người H’mông ở Việt Nam. Lã Văn Lô cho biết, khoảng thế kỷ XV, XVI

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.