NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 7

phần bóng âm trong động cơ những lựa chọn của hành động tộc người H’mông từ có mặt
trên đất Việt Nam.

Nghiên cứu H’mông này, thêm nữa, còn hướng đến sự kết nối hàng loạt những đặc

điểm của cá tính H’mông tưởng như rời rạc vào một hệ thống. Tâm thức lưu vong - tâm
thức di dân - tâm thức mồ côi, ám ảnh Hán, tự tử, nổi loạn, tự do, mộng mơ, tình yêu, tự trị
tộc người, quyền lực miền núi
không phải nắm cá tính rời rã, mà nó móc nối, chằng chéo
với nhau trong tính liên kết chặt. Cái này dẫn đến cái kia, và, cái kia quay lại qui định cái
này. Tổng thể ấy đan cài vào nhau, gài răng lược, làm thành một chủ đề nổi bật mà quan sát
dân tộc học thuờng nhận thấy và nhấn mạnh: cá tính H’mông.

Và dù sống ở các đỉnh núi, luôn nỗ lực, đến mức nhiều khi là cực đoan về các hoàn

cảnh sống nhằm duy trì sự tự trị về hiện hữu ở đời, người H’mông vẫn không là một ngoại
lệ của sự tiếp xúc (giao lưu hòa bình hay va chạm chính trị, quân sự) rất thường xuyên ở
miền núi Việt Nam và Đông Nam Á, xưa cũng như nay. Văn hóa H’mông trải qua một thế
kỷ đầy biến động “bị lôi kéo vào chiến tranh”, liên tục biến đổi và biến chuyển dữ dội bởi
sự lớn mạnh từ sức chi phối ngày càng hiệu quả của các nhà nước ở đồng bằng, đồng thời,
cũng phải chịu sự tác động chung lớn lao từ kỷ nguyên toàn cầu hóa có nguy cơ san phẳng,
thương mại hóa các giá trị khác biệt. Chừng ấy những “va đập” của lịch sử đã khiến xã hội
H’mông hiện tại và xã hội H’mông “truyền thống” có quá nhiều biến đổi. Các kiến giải của
nghiên cứu này, vì thế, sẽ gần với các sự thực hơn nếu người đọc có sẵn một tiền nghiệm là
công trình này nhắm đến lí giải, quan sát về các xã hội miền núi trước 1945, xa hơn nữa,
trước thế kỷ XX, khi xã hội H’mông cũng như nhiều xã hội tộc người khác còn mang nặng
“tính truyền thống”. Thêm nữa, tôi cũng muốn các bạn lưu ý thêm, giữa hai cộng đồng
H’mông - H’mông Tin Lành và H’mông truyền thống, những phân tích của nghiên cứu này
được xây dựng chủ yếu từ những dữ kiện của các nhóm H’mông truyền thống, nhóm vẫn
chiếm đa số, hơn 80% tổng dân số H’mông cho đến gần đây (Nguyễn Văn Thắng 2009:
19). Nhưng dù thế, thì bộ từ khóa cá tính H’mông được tìm kiếm, tác giả của nó vẫn mong
muốn có thể ít nhiều soi sáng cho cái hiện tại ở mọi xã hội H’mông, cả phần theo đạo và
giữ tín ngưỡng truyền thống.

H’mông là cái gì đó luôn vận động. Mọi kiến tạo tập thể H’mông đều có phát xuất sâu

xa bị ràng buộc từ cội rễ các động cơ tâm lí vô thức trong hành động tộc người. Vật chất thì
luôn biến đổi nhanh chóng, nhưng những gì đã lặn vào bề sâu tâm tính và niềm tin thì,
thường cố thủ, làm tổ, đóng rễ sâu bền trong nội tâm, không dễ thay đổi một sớm một
chiều. Nói đơn giản, cấu trúc vật chất dễ biến đổi hơn cấu trúc tinh thần. Bởi thế, quan sát
H’mông trong hiện tại, dù đã chịu nhiều biến đổi so với quá khứ, nhưng sẽ không ai dám
nói chắc cách cư trú H’mông ngày nay không mang đậm dấu ấn khát vọng tự trị và ao ước
tự do. Không ai dám nói niềm tin vào một người anh hùng cứu thế đã phai mờ khi sự hấp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.