NHỮNG ĐỈNH NÚI DU CA - Trang 81

2. Tiếng hát làm dâu

Thân phận người phụ nữ H’mông trong cấu trúc xã hội tộc

người

Em đi làm dâu không có mùa nghỉ, chỉ có mùa làm.

Chỉ có chết, thân hóa làm con ve lột xác

Chỉ có chết, thân mới như trâu măng thoát ách

Chỉ có chết, mình hiến làm con ve lột xác

Chỉ có chết, mình mới như trâu măng tuột sẹo.

(Doãn Thanh 1984)

Tự do hay áp chế? Đâu là bản chất cấu trúc xã hội nam quyền H’mông nhìn từ ngoại

biên người nữ? Phân tích pháp Tiếng hát làm dâu là một lối, xuyên qua ràng phức hợp văn
hóa, mượn lợi thế của khoa dân tộc học văn học để tìm hiểu bản chất xã hội tộc người. Ở bộ
phận dân ca đáng chú ý này, lẽ dĩ nhiên, như trình ra ở ý nghĩa tên gọi, cái diễn trường chủ
đạo trong sáng tác dân gian là người phụ nữ làm dâu với nội dung chính yếu được phản ánh
nỗi thống khổ, bế tắc của kiếp làm dâu. Chủ đề tiếng hát làm dâu đắng cay, tủi nhục là
chủ đề mang tính phổ quát của nhiều tộc người Việt Nam, cái đồng dạng trong cấu trúc
những xã hội phụ hệ. Xã hội phụ hệ cũng là hình thức phổ biến của nhiều tộc người trên thế
giới còn quan sát được, mà nếu so sánh với nó, cấu trúc xã hội mẫu hệ chỉ tồn tại một con
số khiêm tốn. Với đặc trưng quyền lực sắt thép, dồn nén vào vai trò người đàn ông trưng
tâm trong gia đình phụ hệ dâng cao, tập trung ở thể chế gia trưởng mang tính phụ quyền. Ở
đó, người phụ nữ là một ngoại biên mà tồn tại bi đát ở họ là minh họa sống động cho
nguyên lí áp chế nam quyền. Người phụ nữ do chịu trăm ách thép của xã hội nam quyền đè
lên trên vai, nên, một thân phận cay đắng, sống thân trâu ngựa tôi đòi là không tránh khỏi.
Nguyên lí này tuân thủ theo nguyên tắc cực hạn, đẩy dần lên cao độ khổ đau của người phụ
nữ ở những xã hội mà nguyên tắc nam quyền tập trung, rắn đặc lại. Như, cũng là cấu trúc
xã hội nam quyền, nhưng xã hội nam quyền tập trung đậm đặc Hán tộc nếu so với xã hội
nam quyền Việt tộc, thì cấu trúc xã hội người Việt luôn dễ thở hơn người Hán. Ở người
Việt, xã hội vẫn duy trì được một nền dân chủ nam nữ nhất định. Thực thế, nhiều nhà
nghiên cứu đã xác nhận người phụ nữ trong xã hội Việt truyền thống luôn được hưởng một
bầu không khí ít nhiều tự do nếu so với xã hội Hán tộc. Xác tín của hàng loạt tên tuổi như
Nguyễn Văn Huyên, Đào Duy Anh, Leopold Cadière, Tạ Chí Đại Trường, Insun Yu, Tạ
Văn Tài,... đã kiến tạo diễn ngôn về thế giá người nữ Việt ở xã hội truyền thống, với sự góp
mặt đáng kể trong số phận lịch sử, đời sống văn hóa, thực hành tôn giáo, tín ngưỡng, kinh
tế, thương mại của dân tộc (Nguyễn Văn Huyên 2003b: 789-790) (Đào Duy Anh 2003:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.