trợ cấp y tế nếu không dành ra chỉ 5 phút mỗi tháng tự kiểm tra ngực”) thay
vì những thứ sẽ đạt được (ví dụ, “Bạn có thể tiết kiệm được một khoản trợ
cấp y tế bằng việc dành 5 phút mỗi tháng để tự kiểm tra ngực”).
Tất cả các nhà sưu tập, từ thẻ bóng chày cho đến đồ cổ, đều nhận thức rất
rõ tác động của quy luật khan hiếm đối với việc quyết định giá trị của một
mặt hàng. Như một quy luật, nếu nó hiếm hoặc sẽ trở nên hiếm thì càng có
giá trị. Đặc biệt, hiện tượng “lỗi hiếm” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ tầm quan
trọng của sự khan hiếm trong các thị trường sưu tầm. Các sản phẩm không
hoàn thiện – ví dụ, một con tem bị mờ hay một đồng xu bị đúc hai lần – đôi
khi lại là những thứ rất giá trị. Như thế, một con tem với chân dung của
George Washington với con mắt thứ ba rõ ràng không hợp lý, còn về mặt
thẩm mỹ cũng không đẹp. Thế nhưng người ta lại lùng sục nó khắp nơi. Ở
đây có một bài học trớ trêu: những thứ không hoàn hảo nếu không là rác
thải thì sẽ trở thành những tài sản giá trị khi gắn liền với nó là sự khan hiếm
vĩnh viễn.
Khi quy luật khan hiếm tác động mạnh mẽ lên giá trị mà ta gán cho vật
thì cũng không hề khó hiểu khi các chuyên gia thuyết phục cũng lợi dụng
một số tác động đó theo cách của riêng họ.