họ vẫn là 2 chiếc. Với bước thay đổi này, các nhà nghiên cứu muốn tìm ra
câu trả lời cho câu hỏi về các loại khan hiếm: Liệu chúng ta có đánh giá cao
hơn những thứ gần đây mới trở nên khan hiếm hay là những thứ luôn khan
hiếm? Trong thí nghiệm với những chiếc bánh quy, câu trả lời rất rõ ràng.
Việc giảm đột ngột từ dư thừa xuống khan hiếm đã tạo ra những phản ứng
tích cực rõ ràng đối với những chiếc bánh quy so với việc sự khan hiếm
không thay đổi.
Quan niệm cho rằng sự khan hiếm mới xuất hiện có tác động mạnh mẽ
hơn xảy ra ở rất nhiều trường hợp chứ không chỉ giới hạn ở nghiên cứu này.
Ví dụ, các nhà khoa học xã hội xác định được rằng chính sự khan hiếm như
thế là nguyên nhân gây nên bạo lực và lộn xộn chính trị. Người đề xướng lý
luận này chính là C. Davies. Ông cho biết, hầu hết chúng ta sẽ tìm đến một
cuộc cách mạng khi một giai đoạn có các điều kiện kinh tế và xã hội tiến bộ
lại kèm theo tư tưởng lật ngược những điều kiện trên một cách thiển cận và
đột ngột. Do vậy, không phải những người vốn vẫn bị áp bức nặng nề nhất
– những người coi sự nghèo khổ, túng thiếu của mình như một phần của sự
sắp đặt tự nhiên – là những người có nguy cơ tiến hành khởi nghĩa. Thay
vào đó, những người tiến hành khởi nghĩa ít nhất cũng được biết một chút
về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi những tiến bộ về kinh tế, xã hội mà họ
đã từng được hưởng và mong đợi bỗng nhiên bị hạn chế, họ sẽ mong muốn
có được chúng hơn bao giờ hết và thường dấy lên phong trào bảo vệ chúng
bằng bạo lực.
Davies đã thu thập được những chứng cứ thuyết phục cho luận điểm mới
lạ của mình từ hàng loạt các cuộc cách mạng, khởi nghĩa và nội chiến, bao
gồm cả các cuộc khởi nghĩa ở Pháp, Nga và Hy Lạp cùng các cuộc nổi dậy
trong nước như cuộc khởi nghĩa của Dorr vào thế kỷ XIX; Rhode Island,
cuộc Nội chiến Mỹ và các cuộc nổi loạn của nhân dân thành thị da màu
những năm 1960. Trong mỗi trường hợp, một khoảng thời gian mà cả lực
lượng và tinh thần ngày càng mạnh đã tạo tiền đề cho hàng loạt tư tưởng
phản kháng bùng nổ thành bạo lực.