bạo lực này giúp họ nhận ra một sự thụt lùi khác trong quá trình phát triển
của người dân da đen. Người da đen bắt đầu phải lo lắng về sự an toàn cơ
bản nhất cho gia đình. Bạo lực mới không chỉ giới hạn trong lĩnh vực giáo
dục. Trong thời gian này, các cuộc biểu tình không ồn ào nhằm đòi quyền
công dân cho người da đen thường xuyên phải đối đầu với đám đông thù
địch và cảnh sát.
Lại một sự suy sụp khác xảy ra trong quá trình phát triển kinh tế. Năm
1962, thu nhập của một gia đình người da đen trượt xuống chỉ bằng 74%
thu nhập của một gia đình người da trắng có trình độ giáo dục tương tự.
Theo lý luận của Davies, con số 74% biểu hiện sự đi xuống ngắn hạn từ
mức phát triển cao giữa những năm 1950. Sau năm 1962, các cuộc nổi loạn
liên tục xảy ra ở Birmingham, và tiếp theo là hàng loạt các cuộc biểu tình
chống bạo lực được tiến hành theo các cuộc nổi dậy lớn của Watts, Newark
và Detroit.
Người da đen ở Mỹ dễ gây nổi loạn hơn khi sự tiến bộ đã tồn tại trong
một thời gian dài của họ bị tước đoạt. Hình thức cách mạng này đưa ra một
bài học giá trị cho các nhà lãnh đạo tương lai: Nếu đó là vấn đề tự do, việc
đưa ra quyền tự do đó trong chốc lát sẽ nguy hiểm hơn là không bao giờ
đưa ra. Vấn đề của một chính phủ đang tìm cách nâng cao địa vị chính trị
và kinh tế cho một tầng lớp trước đây bị áp bức là ở chỗ: trong quá trình
nâng cao địa vị, chính phủ đã thiết lập cho họ quyền tự do mà trước đây họ
không hề có. Và nếu như quyền tự do mới được thiết lập đó bị hạn chế trở
lại, thì chính phủ sẽ phải trả một cái giá rất đắt.
Bài học này cũng được áp dụng cả trong gia đình. Cha mẹ khi trao cho
con cái các đặc quyền hay áp đặt các luật lệ một cách bất thường, không
thống nhất thì sẽ gây ra sự phản kháng. Những việc cha mẹ chỉ thi thoảng
mới cấm ăn kẹo trong bữa ăn đồng nghĩa với tạo ra cho trẻ quyền được ăn
thứ kẹo đó. Lúc này, việc áp đặt luật lệ trở thành vấn đề khó khăn và dễ
bùng nổ hơn nhiều bởi vì trẻ không chỉ thiếu quyền lợi chúng chưa từng có
mà là mất đi một quyền lợi vừa mới được thiết lập. Như chúng ta vừa thấy
với những chiếc bánh quy kẹp sô-cô-la, khi một thứ bỗng không còn sẵn có