NHỮNG ĐÒN TÂM LÝ TRONG THUYẾT PHỤC - Trang 276

Xung đột chủng tộc ở các thành phố của Mỹ giữa những năm 1960 là

một ví dụ mà rất nhiều người vẫn còn nhớ. Vào thời gian đó, câu hỏi “Tại
sao lại là bây giờ?” cũng không hề lạ lẫm. Có vẻ như câu hỏi này cũng
không cắt nghĩa được tại sao trong suốt thời kỳ lịch sử 300 năm (một thời
gian sống trong cảnh nô bộc và phần lớn thời gian còn lại sống trong cảnh
nghèo túng), người dân da đen Mỹ lại chọn những năm 1960, khi xã hội
đang vào giai đoạn tiến bộ không ngừng, để tiến hành khởi nghĩa. Như
Davies đã chỉ ra, thực chất hai thập kỷ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã
mang lại những thành tựu chính trị và kinh tế lớn cho người dân da đen.
Năm 1940, họ phải đối mặt với những giới hạn pháp luật nghiêm ngặt trong
các lĩnh vực như nhà cửa, phương tiện giao thông và giáo dục. Mặc dù
cùng được giáo dục như nhau nhưng các hộ da đen có thu nhập trung bình
chỉ bằng một nửa thu nhập của các hộ da trắng. Mười lăm năm sau, rất
nhiều thứ đã thay đổi. Pháp luật liên bang đã chính thức hay không chính
thức xóa bỏ phân biệt đối xử với người da đen ở môi trường học đường và
các nơi công cộng cũng như với vấn đề nhà cửa và việc làm và đạt được
những tiến bộ kinh tế đáng kể. Thu nhập của một hộ gia đình người da đen
đã tăng từ 56% lên 80% so với thu nhập của một hộ gia đình người da trắng
có trình độ giáo dục tương tự.

Nhưng theo bản phân tích về các điều kiện xã hội của Davies, sau đó quá

trình này bị các sự kiện làm dấy lên tư tưởng lạc quan dễ được khơi dậy từ
những năm trước cản trở. Thứ nhất, về thực chất, cải cách chính trị và luật
pháp dễ ban hành hơn cải cách xã hội. Mặc dù có những tiến bộ về luật
pháp từ những năm 1940 và 1950 song người dân da đen nhận thức được
rằng vẫn còn sự phân biệt đối xử từ những người hàng xóm, trong công
việc và trên học đường. Do vậy, chiến thắng Washington giống như cuộc
bại trận tại sân nhà. Ví dụ, trong suốt bốn năm theo đuổi quyết định hội
nhập học sinh da đen và học sinh da trắng trong tất cả các trường công năm
1954 của Tòa án tối cao Mỹ, người da đen trở thành mục tiêu của 530 hành
động bạo lực nhằm phản đối việc hội nhập (ví dụ: đe dọa trực tiếp trẻ em và
phụ huynh da đen, các vụ đánh bom và gây hỏa hoạn). Những hành động

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.