Mục tiêu sau này của em là gì? Em muốn làm việc gì khi trở
thành người lớn?
Bước 2- Thảo luận điểm suy ngẫm sau: Trách nhiệm không
chỉ là điều ràng buộc chúng ta, nó còn cho phép ta đạt được những gì
mình mong ước.
Bước 3- Hoạt động cho học sinh 8-9 tuổi: Hướng dẫn học
sinh vẽ một bức tranh về những điều các em thích làm khi đã trở
thành người lớn. Yêu cầu học sinh viết ra hai việc mà các em có thể
làm ngay từ bây giờ nhằm thực hiện được những mục tiêu trên. Giúp
các em đưa ra những hành động cụ thể, thiết thực và có thể làm ngay
trong vòng một, hai ngày tới. Đó có thể chỉ là những hành động nhỏ
và có thể quan sát được. Bằng cách này, học sinh có thể thấy mình
đã có những tiến bộ trong việc tiến gần hơn tới mục tiêu mà các
em đã đề ra.
Bước 3- Hoạt động cho học sinh 10-14 tuổi: Yêu cầu mỗi em
chọn một môn học mà em muốn tiến bộ hơn. Dùng thang điểm từ 1
đến 10, điểm 10 là điểm cao nhất - các em tự chấm điểm mình như
thế nào? Hướng dẫn học sinh suy nghĩ về những việc các em có thể
làm để trau dồi trong môn học đó nhằm đạt được điểm cao hơn.
Học sinh có thể chia thành từng cặp để trao đổi nội dung này với
nhau. Hành động của các em cần phải cụ thể, thiết thực và dễ thấy.
Như thế các em có thể biết được khi nào mình có tiến bộ. Yêu cầu
các em viết ra ba việc cụ thể mà các em có thể làm. Trong ba ngày,
hãy yêu cầu từng cặp học sinh xem xét những tiến bộ của mình và
khuyến khích các bạn khác tiếp tục công việc nhằm đạt đến mục
đích đã đề ra.