Bước 1- Thầy cô giáo có thể giải thích tự do nội tâm là trạng thái
thảnh thơi, thanh thản trong lòng, thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực
hay bị áp lực về tinh thần. Trong lịch sử đã có những giai đoạn dân
tộc ta đấu tranh giành tự do, thoát khỏi các ách đô hộ, kìm kẹp. Bên
cạnh đó còn có tự do thoát khỏi ham muốn, tự do trong nội tâm.
Bước 2 Giáo viên hỏi:
Các em nghĩ cảm giác về tự do nội tâm giống như thế nào?
Khi đó em có thoát khỏi mọi lo lắng hoặc không còn phải suy
nghĩ rằng một ai đó có thể không phải là người bạn thật sự của
mình hay không?
Khi nào em cảm thấy tự do, thanh thản nhất?
Những suy nghĩ nào làm em cảm thấy tự do, thanh thản?
Những suy nghĩ nào làm em có cảm giác bị đè nén, tiêu cực?
Bước 3- Viết những ý kiến đóng góp của học sinh lên bảng theo
hai cột, một cột có tiêu đề Những suy nghĩ tự do, cột kia là Những
suy nghĩ tiêu cực. Chẳng hạn bên dưới cột Những suy nghĩ tự do có
thể viết: Tôi là người tốt, Tôi có năng lực và đáng yêu, Tôi tự do
quyết định những suy nghĩ trong tâm trí tôi, Tình yêu thương làm
trái tim tôi cảm thấy tự do v.v. Còn bên dưới cột Những suy nghĩ tiêu
cực có thể là: Tôi sẽ không thể nào làm được việc này, Tôi sẽ không
bao giờ hiểu được điều này v.v.
Bước 4- Thảo luận điểm suy ngẫm sau: Tự do nằm trong
tâm trí và trái tim.
Bước 5- Bài thực hành thư giãn/tập trung về Tự do