NHỮNG GIÁ TRỊ SỐNG TRONG GIÁO DỤC CON TRẺ - Trang 60

Sự đối lập giữa một thế giới hòa bình và một thế giới

xung đột

Bước 1- Giáo viên giải thích: “Hôm nay thầy/cô muốn nói với

các em về sự khác nhau giữa một thế giới hòa bình và một thế giới
xung đột. Những điều gì có trong thế giới xung đột mà không có
trong thế giới hòa bình?” Học sinh có thể nêu ra những điều như
chiến tranh, súng đạn, tội phạm.

Bước 2 - Chia bảng thành 2 cột: Những hành động trong một

thế giới hòa bìnhNhững hành động trong một thế giới
xung đột.
Yêu cầu các em đưa ra ý kiến cho từng cột.

Bước 3- Hoạt động dành cho học sinh 10 - 14 tuổi: Hướng

dẫn các em cách hình thành Bản đồ Tâm trí về một thế giới hòa
bình. Học sinh cũng có thể xây dựng Bản đồ Tâm trí về một thế
giới có xung đột trong những ngày kế tiếp. Để bắt đầu làm Bản
đồ Tâm trí, mỗi học sinh vẽ một hình ảnh nhỏ ở chính giữa trang
giấy; rồi bắt đầu từ hình ảnh này vẽ một số đường hướng ra
ngoài (gọi là nhánh chính), sau đó vẽ thêm các nhánh phụ từ các
nhánh chính này. Trên mỗi nhánh, các em sẽ viết những đặc điểm,
khía cạnh khác nhau về hình ảnh nằm giữa tờ giấy. Yêu cầu học
sinh làm một bản đồ về một Thế giới Hòa bình và một bản đồ
khác về một Thế giới Xung đột.

Bước 4- Biểu diễn hoặc hát một bài hát về hòa bình.

Bước 5 - Thảo luận điểm suy ngẫm:

Hòa bình không chỉ là sự vắng bóng của chiến tranh.

Hòa bình là sống hòa hợp và không gây gổ với người khác

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.