những cây thập tự sơn đen bên những bức tường sét trắng của nghĩa trang
khi nhà báo Mỹ bước ra khỏi taxi bên những cánh cổng sắt hoen gỉ. Ông
đưa cho người lái xe tờ năm peso rồi quay đi trước khi anh ta kịp nói lời
cám ơn.
Các quầy bán hoa đã tấp nập. Những người đàn bà vận đồ đen đang mua
những bó hoa nhỏ. Những tấm mạng đen dầy cộp của họ như che chắn cho
họ khỏi sức nóng và ngăn niềm thương đau của họ với cuộc đời. Đám ăn
mày cũng ở đấy, những đứa trẻ nhỏ với những cặp mắt thẫm mầu thô lố
nằm trong những quầng đen trũng, bụng chúng trương lên vì đói. Khi ông
đi qua, chúng giơ những bàn tay bé nhỏ dơ dáy ra đón những đồng xu ông
lơ đễnh buông xuống.
Khi đã qua cổng thì chỉ còn ắng lặng. Cứ như thể có một cầu dao chính nào
đó đã ngắt hẳn thế giới bên ngoài. Một người đàn ông vận đồng phục đang
ngồi trong chiếc chòi để hở. Nhà báo đi về phía ông ta. "Làm ơi chỉ giùm,
senior?". Và thấy một thoáng ngạc nhiên trên mặt khi người đàn ông trả lời
"Phố Sáu, nhà hai mươi".
Nhà báo Mỹ mỉm cười, quay đi. Hầu như trong cái chết họ vẫn bám lấy
dòng đời. Những lối mòn được gọi là đường phố và nơi họ an nghỉ sau bốn
bức tường được gọi là khu nhà. Rồi ông lấy làm lạ về nét ngạc nhiên trên
khuôn mặt người đàn ông.
Ông đã đọc thấy mấy dòng thông báo mà ông hằng tìm kiếm khi ngồi trong
hành lang một khách sạn mới, lật qua các báo chí địa phương, như ông vẫn
làm mỗi khi đến một thành phố mới. Đó là bốn dòng nhỏ xíu vùi giữa các
trang cuối, hầu như mất hút trong mớ hỗn độn các thông cáo khác lớn hơn.
Ông đang thả bộ xuôi con đường mòn với những lăng mộ cá nhân trau
chuốt. Một cách trễ nải, ông quan sát các tên người: Ramirez, Santos,
Oberon, Lopez…Dù dưới sức nóng mặt trời, ông vẫn thấy giá lạnh phả ra