Tuy nhiên cũng công trình này, chan chứa dịu hiền, vẫn làm cho
tôi có một kẻ thù mới trong giới văn nhân, do sự thô vụng, và do vận
rủi thường ngày của tôi. Tôi đã làm quen với Marmontel
tại nhà ông
De la Poplinière và sự quen biết này được duy trì ở nhà nam tước
.
Khi đó Marmontel đang làm báo Mercure de France. Vì tôi có niềm
kiêu hãnh là không gửi tác phẩm của mình cho các nhà báo, tuy nhiên
tôi lại muốn gửi tác phẩm này cho Marmontel, mà không để anh nghĩ
rằng đó là vì danh nghĩa nhà báo, cũng không phải để anh nói về nó
trong tờ Mercure, tôi bèn viết trên bản của anh rằng không phải tặng
tác giả của tờ Mercure, mà tặng ông Marmontel. Tôi tưởng mình khen
anh ta một câu rất hay; anh ta tưởng thấy ở đó một lời xúc phạm độc
ác, và trở thành kẻ thù không đội trời chung của tôi. Anh ta viết bài
chống lại bức thư này một cách lịch sự, nhưng với niềm cay đắng lộ ra
dễ dàng, và từ đó không bỏ qua một thời cơ nào để hại tôi trong xã
hội, và gián tiếp mạt sát tôi trong các tác phẩm của anh ta: lòng tự ái
rất dễ bị kích thích của các văn nhân khó nương nhẹ đến thế, và ta
phải cẩn thận đến thế để trong những lời ta khen họ đừng sót lại điều
gì chỉ hơi có vẻ mập mờ hai nghĩa.
Được yên tâm về mọi phương diện, tôi lợi dụng tình trạng rảnh
rỗi và độc lập để lại bắt tay vào công việc một cách liên tục hơn. Mùa
đông này tôi hoàn thành Julie và gửi nó cho Rey, anh cho in vào năm
sau. Tuy nhiên công việc ấy vẫn còn bị gián đoạn vì một chuyện nho
nhỏ, thậm chí khá khó chịu, làm phân tán tâm trí. Tôi được biết người
ta đang chuẩn bị trình diễn lại Thầy bói làng quê tại Nhà hát Nhạc
kịch
. Tức giận vì thấy những người này sử dụng tài sản của mình một
cách ngạo mạn, tôi lấy lại bản trần tình đã gửi cho ông D’Argenson,
và đã không được trả lời, sau khi sửa lại, tôi nhờ ông Sellon, công sứ
của Genève, chuyển cùng với một bức thư mà ông vui lòng đảm trách,
cho bá tước De Saint-Florentin, người đã thay thế ông D’Argenson ở
bộ phận Nhà hát Nhạc kịch, ông De Saint-Florentin hứa trả lời, và