thích chăn nuôi ngựa nữa.
***
Ngày… tháng … năm…
Tôi nhớ mãi hình ảnh của người đàn bà câm ngoài quê tôi. Thời chiến
tranh, nhà bà sống gần một doanh trại của lính Đại Hàn đóng quân. Lúc ấy,
bà mới là một cô gái hai mươi tuổi, chỉ thua mẹ tôi vài tuổi.
Nghe mẹ tôi kể, người đàn bà ấy bị câm và bị bệnh đậu mùa nên không có
chàng trai nào để ý đến, mặc dù bà có gương mặt coi cũng tạm được. Nói
chuyện với người khác, bà ra dấu bằng tay với những cử chỉ của riêng bà.
Lúc đầu, không ai hiểu gì cả. Sau dần, người ta cũng quen thuộc, biết bà
muốn gì. Ví dụ, bà thường lấy tay chỉ chỏ vào doanh trại Đại Hàn và chỉ
vào “cái ấy” của bà, người ta cười ồ lên và hiểu là tụi lính Đại Hàn đã nhiều
lần hãm hiếp bà, hay “bốc hốt” gì đó.
Lúc còn nhỏ, tôi sống ở nhà bà ngoại, thường đánh heo đực đi thả nọc –
bây giờ người ta gọi là đi phối giống – cho những nhà có nuôi heo nái cần,
nên thỉnh thoảng có gặp bà. Mỗi lần gặp tôi, bà thích lấy tay chỉ vào đôi
mắt một mí của tôi rồi ra dấu cho tôi hiểu nó giống đôi mắt một mí của con
bà. Những lúc như thế, tôi thấy gương mặt bà câm thật tội nghiệp. Đôi mắt
bà rơm rớm lệ khi nhớ đến những đứa con rơi với lính Đại Hàn, sau mỗi lần
sinh nở, bà phải cho người ta vì nuôi không nổi.
Nghe nói bà có tới ba đứa con lai Hàn. Chúng không biết cha chúng là ai.
Và tôi cũng không tài nào tìm được những người con lai ấy bây giờ ở đâu,
họ còn sống hay đã chết.
Còn người đàn bà ấy, hiện giờ trở thành một bà già còm cõi, đi xin ăn hàng
ngày, thỉnh thoảng ngửa mặt lên trời, ngoéo ngón tay trở lại đưa lên cao