Người đàn bà nhìn tôi một lúc mới nhận ra:
- Trời! Y hả? Sao lâu nay cậu đi đâu, không đến chơi. Cả nhà đều mong
cậu.
Tôi nói rõ mục đích là có một vị khách Hàn Quốc muốn đến thăm để tìm
hiểu đời sống gia đình chị. Chúng tôi sẽ chờ chị làm xong việc để cùng về
thăm nhà. Tôi trao bọc quà cho chị. Chị nói:
- Cậu ra đường chờ tôi một chút nghe! Tôi sẽ ra liền.
Túp lều của gia đình chị Hai ở là một túp lều tồi tàn, được che tạm trong
một khu nghĩa địa mọc đầy cỏ dại, bằng những miếng bìa các - tông và
những mảnh tôn thiếc vá víu. Chúng tôi phải cúi đầu thật thấp khi bước vào
túp lều. Ông Kim lắc đầu, thở dài. Tôi tìm hai chiếc ghế nhựa gãy chân
chồng lại cho ông Kim ngồi. Còn tôi ngồi cạnh mép ván được kê tạm trên
mấy hòn gạch làm chỗ ngủ cho gia đình chị Hai. Ngọn đèn chữ U đã sống
gần hết tuổi thọ, nhấp nháy, khi mờ khi tỏ, toả ra thứ ánh sáng mù đục
không soi rõ mặt người. Chị Hai kể:
- Tôi là con lai của một người lính Đại Hàn, chỉ hơn cậu Y đây vài tuổi. Mẹ
tôi chết cách đây mười năm, trong đói khổ và tuyệt vọng. Tôi có hai đứa
con gái, một đứa năm nay mười sáu tuổi, đang đi phụ bán cho một quán ăn
ở đường x, ban đêm, có khi về, có khi không. Một đứa mười hai tuổi, đang
đi bán vé số, lát nữa mới về. Cha của chúng đã bỏ mẹ con tôi vì nuôi không
nổi. Ở quê làm nông vất vả quá mà không đủ ăn nên tôi đành dẫn hai đứa
nhỏ vào Sài Gòn kiếm sống cách đây năm năm. Nhưng có lẻ như ca dao nói
“Cây khô tưới nước cũng khô! Vận nghèo dẫu tới xứ mô cũng nghèo!” nên
vào đây, có cố gắng lắm cũng chỉ là đủ ăn. Cũng may là tôi xin đươc một
chân quét chợ ban đêm và một chỗ để che tạm túp lều này sống qua ngày.
Ông Kim hỏi, qua lời phiên dịch của tôi: