NHỮNG MẨU CHUYỆN VỀ ĐỜI HOẠT ĐỘNG CỦA HỒ CHỦ TỊCH - Trang 56

D/ Ông Nguyễn Khắc Nhu chỉ huy tỉnh uỷ Sơn Tây, Phú Thọ và Yên

Bái. Yên Bái được chọn làm đại bản doanh của bạo động.

Ông Nguyễn Thái Học chỉ huy ba tỉnh Hải Dương, Hải Phòng và Kiến

An. Kế hoạch rất chủ quan, người ta trông mong vào lực lượng vũ khí còn
ở trong tay kẻ thù.

Những người liên lạc bị Pháp bắt mất. Hai lãnh tụ không liên lạc được

với nhau.

Ngày 11 tháng 2 năm 1930 vào khoảng 10 giờ tối, bắt đầu đánh các đồn

Pháp ở Yên Bái binh sĩ Việt Nam cơ thứ 5 và cơ thứ 6 chạy theo nghĩa
quân. Chiếm được dây thép và nhà ga. Nghĩa quân phát truyền đơn và hô
hào quần chúng. Nhưng binh sĩ Việt Nam cơ thứ 7 không hưởng ứng. Sáng
hôm sau, Pháp phản công. Bạo động cũng thất bại. Trong vòng một tuần,
phong trào bạo động bị dập tắt. Ông Nguyễn Thái Học và những lãnh tụ
khác bị bắt và xử tử.

Việt Nam quốc dân đảng thất bại nhưng anh dũng. Thực dân Pháp ăn

mừng thắng lợi. Chúng tuyên bố: Thế là cách mạng Việt Nam hết! Thực
dân Pháp không còn lo sợ nữa. Nhưng người Việt Nam trả lời thầm: Đợi
đấy chúng bay sẽ thấy!

Việc thứ hai: vừa mới đây, "Tân Việt" và "Hội Việt Nam thanh niên cách

mạng đồng chí" đã gặp nhau để chuẩn bị thống nhất lại.

Nhưng "Hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí" lại chia làm hai

nhóm. Mỗi nhóm tổ chức thành một đảng Cộng sản. Như thế, lúc bấy giời
ở Việt Nam có ba đảng Cộng sản.

Mặc dầu sự khủng bố của Pháp, "Hội Việt Nam Thanh niên cách mạng

đồng chí" phát triển rất chóng. Nhưng sự chia rẽ đã làm cho những người
yêu nước lo lắng. Vì chia rẽ thì suy yếu.

Về đến Trung Quốc, ông Nguyễn triệu tập lãnh tụ của các nhóm và nói

họ đại ý như sau:

"Vô sản các nước còn phải liên hiệp lại, huống chi vô sản trong một

nước. Vì vậy nước Việt Nam không thể có ba đảng Cộng sản.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.