chủ mà tất cả chúng ta đều muốn, đôi khi chúng ta phải làm những việc
chúng ta không vui lòng làm".
Nhân dân nghe lời Hồ Chủ tịch và yên lòng.
Về những cuộc tuyển cử ở Nam bộ, Hồ Chủ tịch nói với đồng bào Nam
bộ: "Nếu chúng ta không thể tuyển cử công khai thì chúng ta tuyển cử bí
mật".
Bản dự án hiến pháp được thảo cẩn thận và phát rộng rãi để nhân dân có
thể nghiên cứu phê bình và góp ý kiến. Ở trong thành phố và nông thôn tổ
chức những cuộc hội họp để giải thích cho nhân dân chọn người ứng cử và
tổ chức bầu cử như thế nào.
Trước tuyển cử có người nghi ngờ, họ nói: "Nhân dân còn dốt, chưa biết
dùng quyền dân chủ. Bọn đầu cơ sẽ lợi dụng. Cuộc tuyển cử sẽ thất bại".
Có một lòng tin tưởng vô hạn ở nhân dân, Hồ Chủ tịch nói: "Nhân dân
rất thông minh. Họ sẽ biết dùng lá phiếu của họ, tổng tuyển cử sẽ thành
công!".
Kết quả đã chứng minh lời Hồ Chủ tịch là đúng.
Nhiều địa phương yêu cầu Hồ Chủ tịch ra ứng cử ở địa phương mình.
Nhiều địa phương khác yêu cầu Hồ Chủ tịch có quyền là nghị viên không
cần tham gia ứng cử. Hồ Chủ tịch nhận ra ứng cử ở Hà Nội.
Ngày mồng 6 tháng 1 năm 1946, là một ngày mừng đối với nhân dân
Việt Nam. Một không khí phấn khởi tràn khắp nơi. Từ sáng ở những nơi
đầu phiếu - trang hoàng cờ, hoa, biểu ngữ - đã đông nghịt những nam nữ cử
tri vui vẻ đi bỏ phiếu. Trống đánh, cờ bay, thiếu nhi đi từ nhà này sáng nhà
khác nhắc: "Ông, bà, chú, thím đi bỏ phiếu".
Có nhiều địa phương một trăm phần trăm cử chi đã tham gia bỏ phiếu.
Trung bình là tám mươi nhăm phần trăm cử tri đi bỏ phiếu. Chín mươi chín
phần trăm cử tri ở Hà Nội đã đi bỏ phiếu. Toàn thể bỏ phiếu cho danh sách
ứng cử do Hồ Chủ tịch đứng đầu. Và gồm có: một kỹ sư thuộc đảng Dân
chủ, một vị học giả, một bác sĩ và một bà, đều không có đảng phái.