NHỮNG MẨU CHUYỆN VỀ ĐỜI HOẠT ĐỘNG CỦA HỒ CHỦ TỊCH - Trang 91

Việc đấu tranh chống nạn mù chữ phát triển với một luồng phấn khởi

mới trong nhân dân. Đáp lại lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, chỉ ở thành phố
Hà Nội đã có hơn hai nghìn thanh niên nam nữ xung phong làm giáo viên
không lương.

Lớp học mọc khắp nơi như măng mọc sau trận mưa xuân.

Có những làng mỗi tuần nhịn ăn một bữa để mua giấy và dầu cho lớp

học.

Có những lớp học sáng, lớp học chiều, lớp học tối cho trẻ em, thanh niên

và người đứng tuổi.

Thật là một cuộc thi đua học tập.

Không có đủ bút viết, mặc kệ, người ta viết với mảnh gỗ, viên gạch,

mảnh tre. Không đủ giấy, thì đã có cát, tro, đất, lá chuối có thể thay giấy.

Mỗi nhà là một lớp học. Mỗi đình, mỗi chùa có thể là một trường học.
Nhiều nơi, mỗi em bé chăn trâu, mỗi cô bé cắt cỏ đều có một quyển vở

nhỏ.

Các em vừa làm vừa học.
Buổi tối khắp thành thị thôn quê, chúng ta nghe tiếng đánh vần vui vẻ:

bờ-a–ba, cờ-a-ca, đờ-a–đa. Có những trường hợp rất cảm động. Có người
cụt cả hai chân tối nào cũng đi dạy. Có người vừa câm vừa điếc, sau ba
tháng học, đã biết viết. Có một cô bé cụt hai bàn tay cũng quyết tâm học
đọc cho kỳ được.

Có những cụ già hơn tám mươi tuổi cũng đi học với các cháu. Những

bức thư đầu tiên của họ viết, là luôn luôn tỏ lòng biết ơn Hồ Chủ tịch và nỗi
sung sướng của họ được biết đọc, biết viết.

Nhờ sự quan tâm của hàng vạn giáo viên tình nguyện, và nhờ tinh thần

ham học của nhân dân, việc thanh toán nạn mù chữ đã có kết quả rất lớn.
Non một năm, hơn bốn triệu người Việt Nam (một phần năm dân số) đã
biết đọc và biết viết.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.