bào thiếu thốn. Chiến dịch chống đói chấm dứt khi lúa đã chín và khoai đã
to củ.
Với những biểu ngữ:
"Không một tấc đất bỏ hoang".
"Tấc đất là tấc vàng".
Tất cả nhân dân nỗ lực tăng gia sản xuất. Hồ Chủ tịch, các bộ trưởng,
nhân viên Chính phủ mỗi người trồng trọt một đám đất trong những giờ
rảnh. Phụ lão, sinh viên, học sinh, phụ nữ, thợ thuyền, tất cả mọi người cào,
cuốc, cày, bừa, gieo giống. Người thành thị tổ chức những đội công tác để
giúp đỡ đồng bào nông dân.
Và nông dân càng cố gắng sức gấp bội. Họ tự nhủ: "Bây giờ chúng ta
làm việc cho chúng ta, chứ không phải làm việc cho bọn Nhật, bọn Pháp".
Nhưng trời muốn thử thách lòng can đảm của nhân dân Việt Nam: Sau
nạn lụt đã phá hoại trơ trụi, đến hạn hán ghê gớm. Nhân dân quyết chiến
thắng thiên tai. Mỗi ngày buổi sáng và buổi chiều, những đoàn người dài
dằng dặc, đàn ông, đàn bà, thanh niên, phụ lão xách gầu, bi–đông, nồi, đưa
nước từ sông lên ruộng tưới cho lúa. Người ta vừa làm vừa hát vừa cười
cho đến khuya. Sức người đã thắng thiên tai. Mặc dầu hạn hán, lúa ngô,
khoai sắn mọc rất tốt. Mùa được. Nạn đói tránh khỏi. Nông dân vừa gặt,
vừa hát bài hát mới: "Hồ Chí Minh muôn năm".
Về nông nghiệp còn có một vấn đế quan trọng là đê điều.
Dưới chế độ thực dân, mỗi năm người ta tiêu rất nhiều tiền, nhưng phần
lớn tiền lọt vào túi bọn quan lại cường hào.
Chính phủ mới của nước Cộng hoà Việt Nam mới không có nhiều tiền.
Làm thế nào?
Hồ Chủ Tịch đi thăm các đập, có những nhà kỹ thuật đi theo, triệu tập
dân chúng các tỉnh và Chủ tịch kêu gọi. Lời đáp lại không phải chờ đợi lâu.
Nông dân chia nhau đóng góp, người này góp tiền, người kia góp gạo,
người khác góp sức. Và vấn đề đắp đê được giải quyết.