Pháp tiếp sau quân Anh.
Bố trí như thế, người Việt Nam nếu đánh quân Pháp thì không tránh khỏi
bắn vào quân Nhật, quân Anh. Quân Pháp núp sau lưng quân Nhật và quân
Anh luôn luôn chiếm được những trận địa đã chuẩn bị sẵn.
Bắt đầu chiến tranh, bọn Pháp nói lâu nhất là ba tuần, tất cả Nam bộ và
miền Nam Trung bộ sẽ bị chiếm hết.
Lời huyênh hoang của Pháp không thực hiện được, quân Anh thấy bối
rối: Nhiệm vụ chính thức của họ là giải giáp quân Nhật, nhưng thực tế, họ
giúp Pháp đánh Việt Nam.
Khi quân đội của tướng Lơ–cờ-Léc (Leclere) đến, bọn Pháp lại nói: lâu
nhất là ba tháng, Việt Nam sẽ bị đánh bại.
Quân Anh giúp cho quân Pháp, bằng cách bán rất nhiều khí giới cho
Pháp.
Quân đội Lơ–cờ-Léc không đánh bại được nhân dân Nam bộ. Đô đốc
Đác–giăng–li–ơ (Thierry D’Argenlieu) cao uỷ Pháp đến Nam bộ.
Lúc bấy giờ, bọn thực dân Pháp bảo: "Nếu chúng ta không thể chinh
phục Việt Nam bằng vũ lực, chúng ta sẽ dùng mưu kế để chinh phục".
Cuộc đàm phán bắt đầu.
Hồ Chủ tịch và chính phủ ta không muốn chiến tranh, chỉ muốn tổ quốc
được độc lập và thống nhất, muốn hoà bình để tránh cho nhân dân khỏi khổ
và xây dựng lại nước Việt Nam nghèo nàn vì gần một thế kỷ sống dưới sự
thống trị của thực dân Pháp. Vì vậy Chủ tịch ký với đại diện của nước
Pháp, ông Xanh–tơ–ni (Sainteny), bản hiệp định ngày 6 tháng 3.
Căn cứ theo hiệp định này, nước Việt Nam thừa nhận ở trong khối liên
hiệp Pháp, thừa nhận những quyền lợi kinh tế và văn hoá của Pháp ở Việt
Nam, cho phép mười lăm nghìn lính Pháp đổ bộ ở Bắc bộ và Trung bộ để
thay thế quân Tưởng giải giáp quân Nhật. Hiệp định ký xong, đôi bên phải
lập tức đình chỉ xung đột.