Việt Nam sẽ đến Pa–ri để điều đình những mối quan hệ giữa Việt Nam và
Pháp. Đồng thời Hồ Chủ tịch sẽ là thượng khách của chính phủ Pháp.
Ngày 31 tháng 5 năm 1946, Hồ Chủ tịch cùng phái đoàn Việt Nam lên
đường sang Pa–ri.
Phái đoàn này đáng lẽ do Nguyễn Tường Tam, bấy giờ là bộ trưởng Bộ
Ngoại giao, lãnh đạo. Nhưng ngay hôm trước khi đi, "bộ trưởng" Tam đã
bỏ trốn, mang theo tiền quỹ của bộ. Nhưng phái đoàn vẫn đi do ông Phạm
Văn Đồng lãnh đạo.
Một ngày sau khi chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà sang Pháp,
đô đốc Đác–giăng–li–ơ, cao uỷ Pháp, tổ chức chính phủ bù nhìn Nam Kỳ
và tuyên bố "Nam Kỳ tự trị".
Vì chính sách gian dối ấy làm cho nhân dân phẫn uất, cho nên chiến
tranh càng kịch liệt hơn ở Nam bộ và miền Nam Trung bộ. Máy bay Pháp
bắn cháy nhiều làng mạc và bắn giết nhiều dân chúng. Khủng bố diễn ra
khắp trong vùng quân đội Pháp chiếm đóng. Chúng lại già mồm vu khống
nhân dân Việt Nam hành động khủng bố!
Chính phủ Pháp tiếp đón Hồ Chủ tịch với những nghi lễ đối với một lãnh
tụ của một nước.
Nhưng hội nghị Việt – Pháp ở Phông–ten–nơ–bơ–lô (Fontainebleau) đã
thất bại vì trong khi đó đô đốc Đác–giăng–li–ơ họp một cuộc hội nghị khác
ở Đà Lạt, không mời Việt Nam. Mục đích của cao uỷ Pháp rất rõ ràng: phá
hoại hội nghị Phông–ten–nơ–bơ–lô bằng một hội nghị đối lập.
Trong khi hội nghị Phông–ten–nơ–bơ–lô họp thì cũng họp "Hội nghị hoà
bình" giữa các nước đã tham gia đại chiến lần thứ hai.
Vì muốn hoà bình và muốn ngăn trở những sự khiêu khích của thực dân
phản động, Hồ Chủ tịch ký với chính phủ Pháp bản tạm ước 14 tháng 9, hai
mươi bốn giờ trước khi Chủ tịch rời nước Pháp.
Sau khi ký bản tạm ước, báo chí Pháp và quốc tế có đến phỏng vấn, Hồ
Chủ tịch trả lời: