• tự đánh giá (cho điểm, xếp hạng, phân chia tỷ lệ) có thể được kiểm soát
bởi bên thứ ba.
• đánh giá theo nhóm (để nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ hoặc một trò
chơi, sau đó để các thành viên cho điểm lẫn nhau).
• đánh giá bởi một cá nhân khách quan, như người hướng dẫn, cựu thành
viên, hoặc có thể là người cùng làm hay người giám sát.
Một bản thông tin về khả năng của mỗi thành viên đảm nhận một hay nhiều
vai trò có thể giúp phát hiện những tiềm năng mạnh và yếu của mỗi vai trò
trong nhóm. Nếu cần, người quản lý có thể dựa vào thông tin này để quan
tâm hơn tới một số vai trò nhất định khi thực hiện các nhiệm vụ của nhóm,
và cũng để sắp xếp các thành viên làm việc cùng nhau.
Cách Belbin quan sát các nhóm và vai trò của các thành viên nhóm giả thiết
rằng các thành viên được đánh giá khách quan, nhưng điều này không chắc
chắn. Mặc dù vậy đánh giá một nhóm bằng vai trò nhóm của Belbin vẫn là
một phương thức hữu dụng.
Mọi người sẽ nhận ra chính bản thân mình và động lực nhóm trong mô
hình này. Trong khi các vai trò khác nhau có giá trị bổ trợ, sẽ rất nguy hiểm
nếu trong nhóm có quá nhiều đại diện của một vai trò: quá nhiều người
điều hành sẽ dẫn đến xung đột, hay có hai người quan sát sẽ làm đình trệ
tiến trình bởi họ chờ đợi nhau xem ai hành động trước.
Mô hình này không đề cập đến tầm quan trọng của mối quan hệ giữa các
thành viên trong nhóm. Rất nhiều nhóm có vẻ mạnh trên giấy tờ nhưng
thực tế lại thất bại khi hoạt động bởi họ thiếu sự hòa hợp. Hoặc ngược lại,
có những người chưa từng là người điều hành nhưng lại có thể đảm nhận và
hoàn thành tốt nhiệm vụ đó.
THAM KHẢO