Tôi gật đầu.
“Để tôi lập lại nhé: mỗi khi chúng ta hiểu thế nào là cái chết, thì chúng
ta sẽ biết cách sống. “Ông mỉm cười và tôi bỗng hiểu ý ông. Ông muốn tôi
hấp thụ ý tưởng, mà không phải chất vấn lại tôi, tránh cho tôi khỏi bối rối.
Chính phương cách giáo dục này đã tạo ông thành một thày giáo giỏi.
“Thày có nghĩ nhiều về cái chết trước khi thày trở bệnh không?” Tôi
hỏi.
“Không". Thày Morrie mỉm cười. “Tôi cũng như mọi người thôi. Có
lần tôi nói với một người bạn, trong giây phút hứng chí, rằng tôi sẽ là ông
già khoẻ mạnh nhất, mà ông ấy từng quen biết”.
“Lúc đó thày bao nhiêu tuổi?”
“Vào tuổi sáu mươi mấy”.
“Có nghĩa là thày rất lạc quan”.
“Tại sao không lạc quan chứ? Như tôi đã nói, thật sự chẳng ai nghĩ
mình sẽ chết đâu”.
“Nhưng ai cũng có biết đến một người đã mất rồi”. Tôi nói.
“Vậy tại sao nghĩ đến cái chết là một điều khó khăn?”
“Vì, phần đông chúng ta sống như người mộng du. Chúng ta không
sống hoàn toàn, bởi vì chúng ta đang nửa tỉnh, nửa mơ, làm công việc một
cách rất máy móc”.
“Và đương đầu với tử thần làm thay đổi tất cả điều đó?"
“Đúng thế. Tự nhiên, chúng ta sẽ loại bỏ những thứ đó và sẽ chú tâm
vào những việc tất yếu. Khi con ngư ời nhận thức rằng mình sẽ chết, con
người sẽ nhìn mọi việc một cách khác biệt”.
Ông thở ra. “Học cách chết thì sẽ học cách sống".
Tôi để ý thấy tay ông run rẩy khi phải sử dụng chúng. Cặp kính của
ông, lúc nào cũng thòng quanh cổ, nhưng mỗi khi ông nhấc chúng đặt lên
mắt, thì chúng lại rơi lưng chừng xuống thái dương, giống như ông đeo