NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 10

PHẦN I: XÃ HỘI

“Thời gian vừa mang đến vừa lấy đi giá trị của mọi vật. Đây là một quy
luật mập mờ, một sự thật nằm ở bờ rìa của linh cảm và nhận thức…”

Nguyễn Sĩ Dũng

“Một ngôi nhà cũ kỹ”

Một ngôi nhà cũ kỹ - Đó là hình tượng một Ủy viên thường vụ Quốc hội đã
dùng để chỉ hệ thống giáo dục của chúng ta. Và ông đã nói một cách rất
hình ảnh về những cố gắng cải cách hiện nay: “Cải cách thì làm theo kiểu
hỏng cái cửa - sửa cái cửa, nhưng cái cửa lại không phù hợp với ngôi nhà
cũ”. Rõ ràng những chiếc cửa không thể giải quyết được những vấn đề cơ
bản của một ngôi nhà. Và vấn đề cơ bản nhất là ngôi nhà cũ kỹ hiện nay có
thể đổ sập xuống đầu tương lai của con cháu chúng ta, cũng có nghĩa là
xuống đầu tương lai của tất cả chúng ta.

Thực ra, sức ép đối với ngành giáo dục là rất lớn. Và làm Bộ trưởng Giáo
dục thời nay thật sự khó khăn. Có lẽ, từ nay trở đi sẽ chẳng có thời nào là dễ
cả. Vấn đề không phải là vì làm giáo dục trước đây dễ dàng hơn, mà chủ
yếu là vì xã hội bây giờ dân chủ hơn. Dân chủ là một lối sống. Người dân
đang có thói quen bày tỏ chính kiến của mình nhiều hơn và đòi hỏi cao hơn
đối với các quan chức nhà nước ở mọi cấp, mọi ngành. Điều này trực tiếp
tác động đến những người đại diện cho dân là các đại biểu Quốc hội. Các vị
đại biểu cho dân vì vậy cũng đang trở nên ngày càng “khắt khe” hơn. Đây
cũng là nguyên nhân của việc đại biểu Quốc hội Nguyễn Đức Dũng đã đề
nghị thành lập ủy ban lâm thời của Quốc hội để điều tra về ngành giáo dục.
Tất nhiên, các đại biểu Quốc hội càng khắt khe, thì người dân càng được
nhờ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.