động dư thừa ở nông thôn và thay đổi cơ cấu dân số của nước ta. Suy cho
cùng, nếu 8 người làm ruộng (80% nông dân) để bán sản phẩm cho 2 người
ăn (20% dân thành thị) thì cái sự giàu có không biết đến bao giờ mới xảy
ra?!
Nghịch lý 3: Thời gian tác động đa chiều. Thời gian vừa mang đến, vừa lấy
đi giá trị của mọi vật. Đây là một quy luật mập mờ, một sự thật nằm ở bờ
rìa của linh cảm và nhận thức. Đại loại, cái mới thường hơn cái cũ, nhưng
lại kém cái rất cũ (cổ). Mọi cái mới đều trở thành cũ. Mọi cái cũ lại không
nhất thiết đều trở thành cổ. Cái gì cổ thì thời gian càng ngày càng làm cho
có giá. Cái gì cũ thì bị hành xử theo cách ngược lại.
36 phố phường của Hà Nội là cổ (hoặc ít nhất đã từng là cổ trước khi bị
biến thành cũ bởi lối sửa chữa, cơi nới hoàn toàn “tùy hứng qua cầu”). Tất
cả “em ơi, Hà Nội chóp” cho dù mới xây dựng đều cũ một cách vô vọng.
Các phố cổ sẽ thu hút khách du lịch, nhưng phố cũ thì không. (Công bằng
mà nói, mọi loại phố, loại nhà ở Hà Nội đều đang rất có giá (mặc dù không
nhất thiết phải có giá trị). Những cơn sốt triền miên đã liên tục đẩy giá nhà
đất ở Thủ đô lên tận mây xanh. Và cứ sau một đêm ngủ dậy, đất nước ta lại
có thêm những nhà tỷ phú. Thế nhưng, sự giàu có này của một cá nhân,
cũng như của cả xã hội có khi chỉ là thứ bong bóng xà phòng, vì nó không
phản ánh giá trị thực của khối bất động sản mà chúng ta đang có – một khối
bất động sản “tân cổ giao duyên”, Tây Tàu lẫn lộn và không được quy
hoạch đến nơi, đến chốn. Quả bong bóng xà phòng có thể nổ tung vào một
ngày đẹp trời và gây ra những hậu họa khôn lường).
Trở lại với phố cổ, giá trị của các phố cổ là giá trị của thời gian lắng đọng ở
những mái ngói, những bức tường rêu phong của chúng. Họa sĩ nổi tiếng
của các phố cổ Hà Nội Bùi Xuân Phái đã từng nhận xét là trong sự rêu
phong cổ kính có “màu thời gian”. Thời gian cũng đã làm cho các bức tranh
của ông càng ngày càng có giá trị (từ chỗ mỗi bức chỉ đổi được vài lạng cà