“Xuất khẩu” cô dâu
Cô dâu không bao giờ là một món hàng. Dịch vụ môi giới hôn nhân không
bao giờ là một kiểu buôn người. Tuy nhiên, với cách làm nửa kín, nửa hở
như hiện nay, nhiều cô gái trẻ đang bị biến thành những món hàng và dịch
vụ môi giới hôn nhân thì cũng bị biến thành một kiểu buôn người.
Thị trường dịch vụ là một phần của thị trường. Nó hình thành do con người
có nhu cầu, chứ không nhất thiết là do Nhà nước có chính sách. Vấn đề đặt
ra là: hoặc chúng ta công nhận để quản lý nó, hoặc chúng ta cấm đoán nó để
thất bại trong việc bảo vệ quyền lợi và phẩm giá của những cô gái trẻ Việt
Nam.
Nhu cầu lấy chồng Đài Loan, buồn thay, là một thứ nhu cầu có thật. Chúng
ta có thể sử dụng các quy phạm đạo đức để soi xét và tìm ra rất nhiều điều
cần bị phê phán ở đây. Thế nhưng ai trong số chúng ta có thể hứa được với
những cô gái trẻ nghèo khó của miệt vườn một sự lựa chọn tốt hơn? Một
cuộc sống đầu tắt, mặt tối với những ông chồng suốt ngày nhậu nhẹt và say
xỉn là tất cả những gì đang chờ đón những cô gái này ở Việt Nam. Vẫn biết,
làm thê thiếp ở đất khách quê người là rất cực nhục. Nhưng tại sao các cô
gái trẻ vẫn tiếp tục tìm cách ra đi? “Người no không hiểu lòng kẻ đói”, chắc
gì chúng ta đã thấu hiểu được nỗi lòng của những cô gái bị nghèo khổ và
túng quẫn đẩy đến bước đường cùng? Một điều có thể khẳng định chắc
chắn rằng nếu những cô gái trẻ vẫn còn tiếp tục ra đi thì đó vẫn đang là sự
lựa chọn tốt hơn cho đa số những cô gái này.
Giữ lại cho mình những cô gái trẻ của Đồng bằng sông Cửu Long là lợi ích
và danh dự của những chàng trai người Việt. Tuy nhiên, muốn như vậy, họ
sẽ phải làm được nhiều hơn so với bây giờ. Trước hết, họ phải biết làm cho
cuộc sống ở những miền quê nghèo khó trở nên tốt đẹp hơn. Đồng thời,