NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 149

Đôi điều về lý thuyết lập pháp

Lý thuyết lập pháp là hệ thống các quan điểm lý luận về hoạt động lập
pháp. Nó bao gồm phương pháp luận để xử lý các hành vi của con người
dưới và ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Lấy ví dụ như vấn đề
tham nhũng, vấn đề đầu tư kém hiệu quả; nạn xe chở quá tải v.v. và v.v..

Dưới đây, xin được trình bày đôi điều về lý thuyết lập pháp. Trước hết, lý
thuyết lập pháp cho rằng làm luật thì phải nhắm vào các vấn đề xã hội đang
phát sinh. Vấn đề nào quan trọng thì cần được xử lý trước, vấn đề nào ít
quan trọng hơn thì xử lý sau. Không nên làm luật theo ý muốn chủ quan vì
các vấn đề xã hội và cách thức lý giải các tác động của quy phạm pháp luật.
Đây là một lĩnh vực khoa học còn tương đối mới mẻ và chưa được nghiên
cứu nhiều ở Việt Nam ta.

“Mọi lý thuyết đều là màu xám…” Từ trước đến nay, không có lý thuyết
nói trên, hoạt động lập pháp vẫn cứ diễn ra. Và nhiều vấn đề của đất nước
vẫn được giải quyết, kinh tế vẫn phát triển, xã hội vẫn ổn định. Tuy nhiên,
việc các văn bản pháp luật phải soạn thảo rất nhiều lần, không ít văn bản
chậm đi vào cuộc sống hoặc vừa mới ban hành đã phải sửa đổi cho thấy
cách làm hiện nay chưa chắc đã là cách làm hay nhất.

Soạn thảo một văn bản pháp luật thiếu sự dẫn dắt của lý thuyết lập pháp
thực chất là làm theo kinh nghiệm hoặc theo phương pháp “thử nghiệm và
phạm sai lầm”. Mặc dù, đây là cách làm đã được kiểm nghiệm và trong
nhiều trường hợp tỏ ra có ích, hiệu quả của nó thường rất thấp. Những tốn
kém rất lớn về thời gian, tiền của và công sức là điều khó lòng tránh khỏi.
Đó là chưa nói tới tình trạng các vấn đề của đất nước chậm được xử
lý nguồn lực của đất nước có thể bị tiêu tốn vào những việc chưa chắc đã
cần thiết nhất. Ngoài ra, các vấn đề đã phát sinh thì sẽ không tự biến mất.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.