NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 190

tập trung nhất là trong mấy chữ sau đây: “Dân giàu; nước mạnh; xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong mấy chữ ngắn gọn nói trên, chúng ta
thấy cả ba chủ thể quan trọng nhất của một xã hội. Đó là dân, nước và xã
hội. Xây dựng một xã hội tốt đẹp là tạo ra mối quan hệ hài hòa và tương hỗ
giữa ba chủ thể này nhằm mang lại tối đa cơ hội và hạn chế đến mức thấp
nhất các rủi ro cho mỗi cá nhân. Tuy nhiên, đây là những lý luận tương đối
trừu tượng và khái niệm này có thể bao hàm cả khái niệm kia.

Để tránh cách lập luận tư biện1, xin được trở lại với những ví dụ cụ thể về
những đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ và những người thất nghiệp đã nói ở phần
trên.

Tại sao xã hội ta lại phản ứng kém hiệu quả như vậy đối với vấn đề trẻ em
lang thang, cơ nhỡ? Điều dễ nhất và thói quen thường thấy hiện nay là đổ
lỗi cho Nhà nước. Tuy nhiên, một mình Nhà nước, có lẽ, không giải quyết
được một cách triệt để vấn đề này. Nhà nước thường vận hành theo chế độ
trách nhiệm.

1 Suy luận đơn giản, không dựa vào kinh nghiệm, thực tế.

Cho dù các nhà lãnh đạo có thể xuất phát từ mục tiêu và động cơ cao đẹp,
thì các quyết định đều được bộ máy triển khai theo mệnh lệnh hành chính.
Đối với một vấn đề cần được giải quyết trên cơ sở tình thương, chế độ trách
nhiệm chay thường không bao giờ mang lại thành công. Mái ấm (không
phải mái nhà) tình thương là những điều không thể mua được bằng tiền và
cung cấp được bằng chế độ trách nhiệm. Như vậy, chúng ta cần phải có
thêm các chủ thể hành động trên cơ sở tình thương và tự nguyện như các tổ
chức từ thiện, các tổ chức phi chính phủ, các nhà hảo tâm. Các chủ thể này
là cấu thành của xã hội công dân, rất tiếc, chưa thật sự phát triển ở nước ta.
Và, có lẽ, vì vậy mà vấn đề trẻ em lang thang cơ nhỡ vẫn còn đó.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.