NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 188

trời như vậy. Những phân tích nói trên cho thấy xác lập sự phụ thuộc vào
dân và nâng cao năng lực giám sát của các cơ quan dân cử sẽ là lời giải cho
bài toán ở đây.

Hai là, công chức ở ta thường ít thạo việc. Điều này xảy ra có phần do sự
lẫn lộn về khái niệm giữa công chức hành chính và quan chức chính trị.
Nhiều công chức thường tranh luận rất say sưa vào các vấn đề thuộc thẩm
quyền của các chính khách. Nhưng khi một chính sách được phê chuẩn
hoặc một quyết định được đưa ra, họ hoàn toàn lúng túng không biết phải
triển khai những thứ đó vào trong cuộc sống như thế nào. Do không thạo
việc, những công chức như vậy thường không giải quyết được một vấn đề
gì nhanh chóng cho dân. Phải chăng chúng ta cần phân biệt rõ giữa quan
chức hành chính với quan chức chính trị. Các quan chức hành chính phải
được lựa chọn khác với các quan chức chính trị. Họ phải được lựa chọn
thông qua thi tuyển công khai.

Ba là, đạo đức công vụ khó được áp đặt và đề cao. Cuối cùng, đạo đức là
không thể thiếu để một công chức có thể xả thân vì dân, vì nước. Rất tiếc,
trong cơ chế thị trường, điều này đang được nói đến ngày càng ít hơn. Tuy
nhiên, tri thức chỉ thắp sáng được khối óc, đạo đức mới thắp sáng được con
tim. Và không khai sáng được con tim, chúng ta chỉ có được các thư lại,
chứ không có được các công bộc của nhân dân. Điều cần nói ở đây là: đạo
đức không áp đặt được bằng thuyết lý, nhưng có thể khơi dậy được bằng
tấm gương.

Cuối cùng, với những cải cách hành chính đang được triển khai ngày càng
quyết liệt hơn, chúng ta có quyền hy vọng rằng sắp tới tổ chức PERC sẽ
không còn cơ hội để tặng “quả mâm xôi vàng” cho các công chức của nước
ta.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.