NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 189

Những mặc cả trong việc lựa chọn
mô hình

Bạn đã bao giờ bắt gặp những đứa trẻ nằm ngủ chòng queo trên hè phố
chưa? Hay cảnh hàng trăm người ngồi vật vờ chờ được bán sức lao động?
Bên cạnh những tiến độ vượt bậc về kinh tế, trên đây là những “phản ứng
phụ” khó tránh khỏi của cơ chế thị trường. Tuy nhiên, khi gặp những cảnh
như vậy, ngoài băn khoăn ra, bạn không làm được gì nhiều.

Nhớ lại thời kỳ bao cấp, mặc dù cuộc sống chưa phải đã hết khó khăn,
nhưng chúng ta rất ít khi phải thấy cảnh thất nghiệp, ăn xin. Tuy nhiên, tất
cả chúng ta đều tương đối nghèo: một tháng phấn khởi đến mấy lần, vì mấy
lần mua được gạo ít mốc hơn hàng xóm. Ngày nay, bạn không còn phải xoa
tay và cười lấy lòng cô nhân viên bán gạo nữa, nhưng sau khi tốt nghiệp đại
học, bạn có khả năng phải đối mặt với thất nghiệp dài dài.

Hai sự lựa chọn gần đây của dân tộc ta cho thấy mỗi mô hình đều có những
ưu điểm và những khuyết điểm nhất định. Ở mô hình truyền thống, Nhà
nước lo cho chúng ta tất cả. Cuộc sống rất an toàn, nhưng cơ hội cho từng
cá nhân không phải là nhiều. Chuyển sang cơ chế thị trường (cho dù, có sự
quản lý của

Nhà nước), Nhà nước can thiệp ít hơn, chúng ta có nhiều cơ hội hơn, nhưng
đồng thời phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Thực tế cho thấy, mỗi tấm huy
chương đều có hai mặt. Mọi sự hẫng hụt là do thói quen chỉ biết nhìn vào
cái mặt hào nhoáng được đeo ra bên ngoài của nó.

Xây dựng một xã hội tốt đẹp là ước mơ ngàn đời của con người. Một xã hội
như vậy đã được định nghĩa tương đối rõ trong các văn kiện của Đảng, mà

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.