nhiều hơn nữa khi chúng ta thực hiện đầy đủ các cam kết của mình
đối với WTO. Mà như vậy, thì bạn chắc chắn sẽ không còn phải
đóng thứ thuế gián thu này nhiều như trước đây nữa. Bạn không
phải đóng, thì Nhà nước sẽ thất thu. Trong lúc đó, Nhà nước vẫn
cần phải có đủ nguồn thu để hoạt động bình thường. Nếu những
dịch vụ do Nhà nước cung cấp như pháp luật và trật tự, công lý, an
ninh, cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng v.v. và v.v. là không thể thiếu,
thì nguồn thu bù đắp cho sự thiếu hụt vì việc cắt giảm thuế nhập
khẩu cũng là không thể thiếu. Mà như vậy thì, thuế thu nhập cá nhân
sẽ chính là nguồn thu bù đắp không thể thiếu nói trên. Bạn sẽ thấy,
về cơ bản, đây chẳng qua là sự chuyển đổi từ gián thu sang trực thu
mà thôi. Mặc dù, chuyện có người sẽ bị thu nhiều hơn và có người
lại phải đóng ít hơn so với trước đây là điều có thể xảy ra. Trước
đây, những người thích xài hàng ngoại chắc chắn phải đóng thuế
nhiều hơn. Giờ đây, những người làm ăn tích cực hơn, chịu khó
hơn, không khéo sẽ là những người phải đóng thuế nhiều hơn. Phải
thiết kế thuế thu nhập cá nhân như thế nào để khỏi biến nó thành
công cụ trừng phạt những người làm ăn chăm chỉ quả thực là một
bài toán khó.
Hai là, thuế thu nhập cá nhân sẽ nâng cao địa vị pháp lý của bạn.
Với thuế này, việc bạn trả tiền nuôi Nhà nước được hiển thị một
cách hết sức rõ ràng chứ không lòng vòng như khi bạn đóng thuế
gián thu. Mà như vậy thì ai nuôi ai đã rõ. Bạn sẽ ý thức được quyền
lực của mình rõ ràng hơn; bạn cũng sẽ đòi hỏi ở các quan chức nhà
nước nhiều hơn. Dưới sức ép tích cực của bạn, Nhà nước cũng sẽ
càng trở thành “của dân, do dân và vì dân” nhiều hơn. Và những cải
cách về hành chính và thể chế mà chúng ta đang tiến hành mới thực
sự có được cơ hội để thành công.
Vậy thì, chủ trương đánh thuế thu nhập cá nhân là nên ủng hộ. Mặc
dù, mức thuế đánh bao nhiêu, tất nhiên, là chuyện có thể bàn và cần