Độc quyền có lợi cho ai?
Độc quyền kinh doanh là hành vi độc chiếm thị trường. Nó rất giống
với việc đá bóng một mình một sân. Vinh quang rất ít, nhưng muốn
thắng bao nhiêu bàn cũng được. Điều đáng nói là với cách đá bóng
như vậy trong kinh doanh, đối tượng bị “làm bàn” vô tận là tất cả
khách hàng. Nghĩa là ít trừ một ai trong số chúng ta.
Trước hết, Nhà nước là đối tượng bị “làm bàn” nhiều nhất. Với tư
cách là khách hàng lớn nhất của rất nhiều loại hàng hóa và dịch vụ,
Nhà nước đang chịu thiệt thòi lớn nhất do tình trạng độc quyền gây
ra. Cứ nghĩ mà xem, nếu giá xi măng cung cấp cho các công trình
xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách đắt hơn 25% so với giá của các
nước trong khu vực và trong năm nay Nhà nước đầu tư cho xây
dựng cơ bản lên tới trên 28 ngàn tỷ đồng thì thiệt hại Nhà nước phải
gánh chịu là bao nhiêu tỷ đồng? Không khéo số tiền này sẽ đủ để
xây cất hàng chục ngàn ngôi nhà tình nghĩa. Thế nhưng, xi măng
không phải là thứ duy nhất Nhà nước phải mua. Nhà nước còn là
khách hàng siêu lớn của điện, nước, xăng dầu v.v. và v.v. Ngoài ra,
khách hàng này còn mua vô số các loại hành hóa, dịch vụ khác mà
giá của chúng đã bị đội lên một cách không đáng có bởi các đầu vào
độc quyền.
Đối tượng thứ hai bị “làm bàn” là các doanh nghiệp. Với giá các đầu
vào thường xuyên bị đội lên bởi hành vi độc quyền, giá thành hàng
hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp cũng vì thế mà bị đội lên tương
ứng. Tuy nhiên, toàn bộ rủi ro nằm ở chỗ: thị trường chưa chắc đã
chấp nhận điều này. Như vậy, các doanh nghiệp chỉ còn một lối
thoát duy nhất là nhanh chóng tìm cách tiết kiệm và nâng cao năng
suất tương ứng để bù đắp cho sự đắt đỏ của độc quyền. Những