NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 260

đông có 20-25% cổ phần, sẽ là cổ đông có cổ phần chi phối. Phải
chăng trong trường hợp của doanh nghiệp nhà nước, cổ phần chi
phối cũng được hiểu như vậy? Hay là các nhà soạn thảo dự luật
quan niệm rằng nắm giữ trên 50% cổ phần mới được coi là cổ phần
chi phối? Việc nắm giữ trên 50% cổ phần có nhất thiết không? Nếu
do những biến động khách quan mà Nhà nước chỉ còn giữ dưới
50% cổ phần thì sao? Luật nào sẽ được áp dụng? Doanh nghiệp mà
Nhà nước có cổ phần chi phối nhưng dưới 50% có được gọi là
doanh nghiệp nhà nước không? Trả lời cho được các câu hỏi này
thật không dễ. Và điều dễ nhận thấy là: trong bất cứ trường hợp
nào, gọi một doanh nghiệp mà Nhà nước có cổ phần trong đó (cho
dù trên 50% cổ phần) là doanh nghiệp nhà nước thì cũng giống như
việc gọi thứ táo lai lê là táo vậy. Vấn đề là ở chỗ gọi là táo hay là lê
cũng đều không ổn, vì nó là một thứ táo lai lê.

Cũng liên quan đến việc định nghĩa doanh nghiệp nhà nước, vấn đề
“vốn chi phối” không biết có nên được đặt ra không? Tốt hơn hết, khi
đã bỏ tiền vào một doanh nghiệp thì Nhà nước nên xác định được
cổ phần của mình ở trong đó là bao nhiêu. Nếu điều này không
được làm rõ thì việc thể chế hóa quyền chủ sở hữu sẽ rất khó khăn.

Tóm lại, với cách tiếp cận hiện nay, chúng ta đang làm cho vấn đề
rối tinh, rối mù lên. Có lẽ, điều quan trọng là cần nhanh chóng tìm ra
một cách tiếp cận giản dị, mạch lạc hơn trước khi chúng ta tự trói
chặt chân tay mình lại bằng một loạt các quy định của lôgíc tư biện.
Theo thiển ý của tác giả, chúng ta có thể quan niệm mọi vấn đề như
sau:

Một là, ở Việt Nam ta có rất nhiều các doanh nghiệp. Đã là doanh
nghiệp thì chúng đều giống nhau về bản chất là kinh doanh vì lợi
nhuận. Trong những lĩnh vực mà pháp luật không cấm thì mọi doanh
nghiệp đều bình đẳng như nhau và đều bị điều chỉnh bởi một khung

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.