(đặc biệt là quyền kinh doanh độc quyền), chứ không chỉ là vốn điều
lệ và vốn chi phối.
Giá trị của một doanh nghiệp không phải bao giờ cũng tương đương
với vốn của nó (cũng giống như giá trị của cái máy đánh bạc thông
thường sẽ lớn hơn số tiền xu có ở trong máy). Giá trị này được xác
định thông qua thị trường, đặc biệt là thị trường chứng khoán. Và nó
lên xuống thường xuyên như nước thủy triều. Những doanh nghiệp
danh tiếng, những doanh nghiệp kinh doanh độc quyền (rất nhiều
doanh nghiệp nhà nước có quyền này) có giá trị lớn hơn gấp rất
nhiều lần so với vốn điều lệ của chúng. (Rất tiếc, thị trường chứng
khoán chưa thật sự phát triển ở đất nước ta. Ngoài ra, thị trường
này cũng chẳng có ý nghĩa gì đối với những doanh nghiệp nhà nước
không được cổ phần hóa. Giá trị thực của các doanh nghiệp như
vậy mãi mãi vẫn sẽ là bài toán gần như không có lời giải. Nhưng đây
lại là một vấn đề khác).
Những lý lẽ nêu trên cho thấy Nhà nước cần làm chủ sở hữu các
doanh nghiệp của mình chứ không chỉ là vốn điều lệ của chúng.
Ngoài ra, về mặt pháp lý, thể chế hóa quyền chủ sở hữu của Nhà
nước đối với một doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn là làm điều đó đối
với vốn điều lệ của nó.
Nếu chúng ta chấp nhận doanh nghiệp nhà nước là những doanh
nghiệp thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, thì những doanh nghiệp
mà Nhà nước chỉ sở hữu một phần được gọi là gì? Theo định nghĩa
nói trên, chúng cũng được gọi là doanh nghiệp nhà nước, nếu Nhà
nước giữ cổ phần chi phối.
Một vấn đề lập tức được đặt ra: thế nào là “cổ phần chi phối”? Đây
là một khái niệm động và hoàn toàn tương đối. Đối với một doanh
nghiệp, mà trong đó mỗi cổ đông chỉ có từ 2-5% cổ phần, thì cổ