NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 281


Đối với người mua, hàng rong là nguồn hàng hóa, thực phẩm giá rẻ.
Nguồn hàng hóa, thực phẩm này có thể không có chất lượng bằng
các nguồn ở các cửa hàng và siêu thị. Thế nhưng, chúng hợp với túi
tiền của những người nghèo. Thiếu chúng, nhiều người nghèo sẽ bị
thiếu hụt nghiêm trọng, sẽ không thể tìm cách giật gấu, vá vai được
nữa. (Chúng ta đang có bao nhiêu người nghèo đang phải giật gấu,
vá vai như vậy?).

Theo Báo cáo của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP)
công bố năm 2007, dựa trên các số liệu điều tra về mức sống của
các hộ gia đình Việt Nam, thì sự phân biệt giàu nghèo kéo theo tình
trạng bất bình đẳng xã hội đang diễn biến theo xu hướng ngày càng
xấu đi. “Các hộ trong nhóm thu nhập cao nhất - nhóm 20% giàu nhất
nhận được gần 40% lợi ích an sinh xã hội. Ngược lại, nhóm nghèo
nhất chỉ nhận chưa đến 7%”. Rõ ràng, thiếu những chính sách thiên
vị người nghèo, sự bất bình đẳng xã hội chắc chắn chỉ ngày càng
trở nên trầm trọng hơn. Rất tiếc, chính sách cấm hàng rong khó có
thể được coi là một chính sách thiên vị người nghèo.

Từ góc độ pháp lý, vấn đề quyền của những người đi bộ và vấn đề
quy trình ban hành quyết định cũng cần được lưu tâm.

Nếu vỉa hè thuộc quyền sử dụng của những người đi bộ, thì những
người đi bộ nào sau đây cần phải được ưu tiên: Người đi bộ hai tay
đút túi quần? Người đi bộ tay bê mẹt hàng? Người đi bộ vai gánh
hàng? Người đi bộ đẩy xe đạp chở hàng? Người đi bộ đẩy xe
hàng?... Về mặt lý thuyết, với một thủ tục ban hành quyết định phù
hợp, chúng ta có thể dành quyền ưu tiên cho loại người đi bộ này,
mà không phải loại người đi bộ kia. Tuy nhiên, tại sao chỉ những
người đi bộ hai tay đút túi quần mới là những người phải được ưu
tiên là câu hỏi thật sự không dễ trả lời.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.