phản ánh được các quy luật này. Tuân theo quy luật của thị trường
sẽ giúp chúng ta bảo đảm được tính năng động và sự tương thích
của lực lượng lao động Việt Nam trong quá trình hội nhập và cạnh
tranh toàn cầu.
Đối với thành phần kinh tế tư nhân và các xí nghiệp liên doanh, các
doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, các quy luật của thị
trường lao động sẽ được tuân thủ một cách tự nhiên (nếu các thiết
chế hành chính không ngăn cản điều này). Vấn đề đặt ra là lương
cho hệ thống công chức và cán bộ sẽ được xử lý như thế nào. Và
đây là lãnh địa mà các nhà cải cách sẽ phải đối mặt với không ít
những khó khăn.
Trước hết, đó là sức ì của tư duy và tâm lý “sống lâu lên lão làng”.
Chuyển từ một hệ thống mà lương được trả căn cứ vào quá trình
“phấn đấu” và sự “cống hiến” sang một hệ thống dựa vào sự đánh
giá của thị trường là điều không dễ. Chúng ta có thể đồng ý với
nhau là người giỏi thì phải được trả lương cao, nhưng sẽ rất khó
chấp nhận việc một người chỉ đáng bậc con cháu lại được hưởng
mức lương cao hơn cha chú. Tuy nhiên, cứ nghĩ mà xem: Một kỹ sư
tin học trẻ tuổi được các công ty trả lương 5 – 6 triệu đồng/tháng, thì
các cơ quan Nhà nước không thể tuyển dụng với mức lương 280 -
500 ngàn đồng/tháng được. Tiền nào của ấy là quy luật nghiệt ngã
của kinh tế thị trường. Với một mức lương quá thấp so với giá lao
động thực tế trên thị trường, Nhà nước sẽ có được một đội ngũ
công chức như thế nào là điều không nói ra thì ai cũng biết.
Hai là, khả năng chi trả của Nhà nước. Tiền lấy ở đâu ra có thể là
câu hỏi dẫn mọi cố gắng cải cách vào ngõ cụt. Tuy nhiên, có vẻ như
tiền là cái không bao giờ đủ và không bao giờ dư thừa. Điều quan
trọng không chỉ là tìm cách tận thu và mở rộng các nguồn thu, mà là
xác định rõ đâu là lĩnh vực Nhà nước cần phải chi. Những việc mà