NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 286

Muối chát

Muối rớt giá. Nỗi nhọc nhằn và cơ cực không được đền đáp chát
đắng trong lòng của những diêm dân.

Cũng như đường, vải, cà phê..., muối rớt giá vì cung lớn hơn cầu.
Những hạt muối mặn mòi là không thể thiếu, nhưng cũng không thể
nhiều. Đặc biệt là khi muối ở ta lại chưa sử dụng được cho nhu cầu
sản xuất công nghiệp. Cái mà những diêm dân có thể khai thác chỉ
là thị trường muối ăn. Thị trường này không lớn. Mỗi người Việt
Nam sử dụng 5kg muối/năm để ăn, vì vậy mỗi năm chúng ta cần:
5kg x 80 triệu người = 400 ngàn tấn muối. Muối còn được sử dụng
để bảo quản, chế biến thực phẩm và một số nhu cầu khác. Lượng
muối này khoảng 150-200 ngàn tấn. Tổng cầu về muối sẽ vào
khoảng trên dưới 550-600 ngàn tấn/năm. Đây cũng là sản lượng
muối được sản xuất hàng năm trong cả nước. Thế nhưng năm nay,
sản lượng muối ước sẽ đạt khoảng 900 ngàn tấn, nhiều gấp rưỡi so
với những năm trước. Cung tăng thì giá giảm. Đó là quy luật của
kinh tế thị trường.

Chúng ta không thể ăn gấp đôi lượng muối, nhưng hoàn toàn có thể
trả tiền gấp đôi hoặc hơn thế nữa cho 5kg muối của mình. Điều này
gần như không ảnh hưởng gì đến mức chi tiêu, cũng như khả năng
tiết kiệm của phần lớn các gia đình Việt Nam. Trong một thị trường
tự do, giá của hàng hóa, dịch vụ là giá mà bên mua sẵn sàng mua
và bên bán sẵng sàng bán. Theo lôgíc này, giá mà những diêm dân
sẵn sàng bán phải là mức giá phản ánh được đầy đủ các chi phí sản
xuất muối, cũng như các chi phí để tái sản xuất sức lao động. Tuy
nhiên, làm sao bạn có thể mặc cả được, khi muối bị thừa mứa ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.