NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 326

Tư duy mở

Một nhà triết lý đã nói rất hay như sau: “Tư duy giống như một chiếc
dù, nó chỉ vận hành khi nó mở”. Một chiếc dù không mở chỉ là một
gói vải rơi từ trên cao xuống. Một tư duy không mở chỉ là một vệ
binh của những giáo điều.

Tính chất đầu tiên của một tư duy mở là khả năng nhìn nhận sự vật
dưới nhiều góc độ. Cuộc sống luôn luôn biến đổi không ngừng.
Trong quá trình này, một phần của cái cũ được bảo tồn và một phần
của cái mới được sản sinh. Cái cũ và cái mới là hai phạm trù gắn bó
với nhau và tồn tại bên nhau. Không có cái cũ thì chẳng có cái mới
và ngược lại. Các nhà triết học gọi mối tương quan này là sự thống
nhất của các mặt đối lập. Tuy nhiên, ở đời người lớn tuổi thường dễ
chấp nhận cái cũ hơn vì nó là thứ đã được họ nhận thức và chiêm
nghiệm. Lớp thanh niên lại dễ chấp nhận cái mới hơn vì họ thích
hướng về phía trước và ít bị cái cũ níu kéo. Thế nhưng, không thấy
được cái mới thì không thấy được tương lai. Ngược lại, không thấy
được cái cũ, thì không thấy được nguồn cội của tương lai đó. Vì vậy,
một tư duy mở phải phản ánh được cả góc nhìn của những người
lớn tuổi, cũng như của những người trẻ tuổi.

Tính chất thứ hai của một tư duy mở là tính phản biện. Phản biện
không phải là phủ nhận, phản biện là khả năng lật ngược vấn đề để
thấy hết mặt trái của nó. Mọi sự vật ở đời, cũng như mọi tấm huy
chương, đều có hai mặt. Thật phiến diện, nếu chúng ta chỉ nhìn thấy
được một mặt của chúng. Nếu chúng ta chỉ nhìn thấy được lợi ích
của biển mà không thấy được rủi ro của biển; nếu chúng ta chỉ nhìn
thấy được cơ hội của hội nhập mà không nhìn thấy được thách thức
của một nhập, thì cách hành xử của chúng ta sẽ thiếu sót biết chừng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.