Ngoài ra, chúng ta cũng đang đứng trước một cuộc cách mạng về khái
niệm. Người tiêu dùng, khách hàng phải là tâm điểm của mọi chính sách
kinh tế, chứ không hẳn là việc “trồng cây gì, nuôi con gì”. Trồng cây gì,
nuôi con gì mà chẳng được, nếu bạn bán được với giá cao hơn ở trên thị
trường?! Muốn bán được giá cao thì chất lượng là quan trọng, nhưng
thương hiệu còn quan trọng hơn. Mà thương hiệu thì cũng phải đầu tư, phải
quản trị như một tài sản.
Người chưa tán đồng quan điểm của tôi tức là họ… “anh minh” hơn tôi
TS. Đậu Ngọc Đản: Sẽ còn nhiều chuyện để bàn về WTO. Tôi muốn nói
chung về rất nhiều ý kiến của ông trên công luận, báo chí suốt thời gian
qua, tôi và nhiều người cũng tán đồng vì tính thuyết phục và hữu ích của
nó, thực tế trong cuộc sống cũng đã chứng minh nhiều điều ông nói là đúng.
Nhưng mà không phải ai cũng tán đồng cả. Ông nghĩ sao?
TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Tôi nghĩ không phải ai cũng tán đồng cả là chuyện
bình thường, ai cũng tán đồng mới là chuyện không bình thường. Trước hết,
có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng lên chính kiến của chúng ta: lợi ích, nguồn
gốc, kinh nghiệm, giáo dục, hệ thống giá trị, hệ thống khái niệm, hệ thống
công cụ để tư duy... Những yếu tố nói trên là rất khác nhau ở những người
khác nhau. Vì vậy, chúng ta có thể đồng ý với nhau về nhiều điều, nhưng rất
khó đồng ý với nhau về tất cả mọi điều. Ngoài ra, sự đa dạng về chính kiến
và niềm tin phản ánh một mức độ phát triển cao hơn của đời sống xã hội.
Và đó là điều rất đáng mừng.
Sau nữa, cách tiếp cận của tôi chỉ là một trong những cách tiếp cận vấn đề.
Những người có quan điểm chưa tán đồng, hoặc là phản đối tôi thì vẫn có
thể sáng suốt hơn tôi. Từ góc độ một nhà nghiên cứu, tôi có thể nêu những
vấn đề mà tôi hiểu. Nhưng mà từ góc độ một chính khách, thì cái bạn hiểu
là một chuyện, còn cái bạn có thể làm lại là một chuyện khác. Chính trị là
nghệ thuật của những điều có thể. Bạn muốn rất nhiều điều, nhưng bạn chỉ