chắn đang ở vào một vị thế khó khăn hơn: họ không còn có cơ hội để đổ lỗi
cho chiến tranh. Họ lại còn phải đối mặt với cạnh tranh toàn cầu.
Còn về việc nhiệt huyết cộng đồng và trách nhiệm xã hội của lớp trẻ chưa
cao, theo tôi nên hiểu đó chỉ là một sự cảnh báo hơn là một sự khẳng định.
Rõ ràng, đang có chuyện “con sâu làm rầu nồi canh”, hiện tượng đua xe trái
phép, hiện tượng “cứu nét”, hiện tượng lắc suốt đêm... không nhiều nhưng
dễ thấy. Những hiện tượng như vậy có thể chỉ là sự biểu hiện ra bên ngoài
của những vấn đề lớn hơn mà lớp trẻ đang phải đối mặt. Chúng ta nên quan
tâm tìm hiểu xem đó là những vấn đề gì. Việc này khó hơn, nhưng hữu ích
hơn là việc phê phán lớp trẻ.
Ngoài ra, cũng phải thấy rằng lớp trẻ đứng đằng sau rất nhiều, nếu như
không phải là đa số các phong trào thiện nguyện trong cả nước. Phong trào
“Mùa hè xanh”, phong trào “Hiến máu nhân đạo”, phong trào quyên góp
tiền ủng hộ đồng bào bị bão lụt, hay phong trào quyên góp tiền xây Trạm xá
Đặng Thùy Trâm (của Báo Tuổi trẻ)… đều là các phong trào của lớp trẻ.
Mỗi năm, thậm chí những người Việt sống ở nước ngoài (chủ yếu là những
người trẻ tuổi vì những người già thì không có điều kiện để làm như vậy) đã
gửi về cho trong nước khoảng trên dưới 4 tỷ USD. Không có gì có thể ra
lệnh cho họ làm như vậy ngoài nhiệt huyết cộng đồng và trách nhiệm xã
hội.
Mặc dù, hiện tượng ích kỷ, thờ ơ với lợi ích của cộng đồng trong lớp trẻ là
cần phải bị phê phán, hoàn toàn không có lý do để chúng ta bi kịch hóa vấn
đề này. Đi đêm với nhau thì gặp ma cùng nhau
TS. Đậu Ngọc Đản: Như ông từng nói nhiều về cái đáng sợ của “tư bản
thân hữu” như một thứ mafia khi chính trị - kinh tế đứng về với nhau để
mưu lợi bất chính. Mặc dù trong bối cảnh hiện nay, để “vượt khó” không
thể không tôn vinh doanh nghiệp. Song nếu “chiều chuộng” giới doanh
nhân quá thì cũng không phải là một điều hay ho gì.