NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 335


TS. Nguyễn Sĩ Dũng: “Chiều chuộng” nhiều khi rất khó phân biệt với nịnh
bợ, đặc biệt là khi giới doanh nhân thực sự có quyền lực. Thế nhưng trừ phi
có được mối quan hệ thân hữu với công quyền, giới doanh nhân, đặc biệt là
giới doanh nhân thuộc dân doanh ở nước ta chưa có quyền lực như vậy.
Ngược lại, họ đang là nạn nhân của vô số những sách nhiễu, vòi vĩnh không
đáng có. Đấu tranh để giải phóng họ khỏi những thứ nói trên không biết có
nên được gọi là sự “chiều chuộng” hay không?

Thật ra, trong lịch sử ở nước ta trước đây cũng như trong thời gian vừa qua,
làm quan thì dễ hơn và sướng hơn làm doanh nhân. Điều này khuyến khích
người ta làm quan hơn là làm doanh nhân. Thế nhưng, ai cũng làm quan cả
thì lấy đâu ra của cải, lấy đâu ra sự giàu có? Tôn vinh doanh nhân trong bối
cảnh như vậy là rất cần thiết. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nhân làm
kinh tế còn cần thiết hơn.

Tôn vinh doanh nhân, tạo điều kiện cho doanh nhân thì không phải là xác
lập mối quan hệ thân hữu với doanh nhân. Chính khách ở các nước phát
triển, nếu gắn kết với doanh nghiệp thì sẽ là hủy hoại hình ảnh công chúng
của mình. Ở nước ta - rồi cũng sẽ như vậy. Sự gắn kết giữa chính quyền và
doanh nghiệp là một gắn kết giữa quyền lực chính trị với quyền lực kinh tế.
Điều này sẽ rất rủi ro cho người dân và cho đất nước. Mọi sự đi đêm với
nhau giữa chính quyền và doanh nghiệp đều dẫn đến việc cùng nhau gặp ma
thôi. Thay vì tiếng nói của người dân, tiếng nói của doanh nghiệp mới đến
được với công quyền. Thay vì nguyện vọng của người dân, nguyện vọng
của doanh nghiệp mới được chính quyền quan tâm đáp ứng. Mà như vậy,
những người nghèo, những người không có điều kiện để tiếp cận chính
quyền sẽ ngày càng thiệt thòi hơn.

TS. Đậu Ngọc Đản: Và, để tránh được điều đó, chúng ta cần đề cao dân
chủ?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.