NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN - Trang 337


TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Những người dân nghèo sẽ hiểu từ kinh nghiệm và
nhu cầu thực tiễn của họ.

Nghệ thuật giết rồng là cao siêu, nhưng không phải bao giờ cũng có ích. Mà
những chuyện chúng ta bàn cãi nói trên không khéo chỉ là một thứ nghệ
thuật giết rồng. Đối với người dân, điều quan trọng là làm sao có việc làm
và thu nhập, con cái được học hành, ốm đau được chăm sóc sức khỏe. Bảo
đảm những điều nói trên là rất quan trọng để những người dân nghèo hội
nhập thành công. Mà muốn bảo đảm thì những người dân phải được trực
tiếp tham gia vào quá trình hình thành chính sách và ban hành quyết định.

Mở rộng dân chủ cơ sở và dân chủ tham gia là rất cần thiết trong tình hình
hiện nay.

TS. Đậu Ngọc Đản: Ông nghĩ sao về vấn đề muôn thuở và thu hút nhiều sự
quan tâm bậc nhất của chúng ta hiện nay: giáo dục. Ông suy nghĩ gì về vấn
đề thu hút và sử dụng người giỏi của Việt Nam ta?

TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Giáo dục được quan tâm bậc nhất là vì giáo dục là hệ
trọng bậc nhất. Cuộc cạnh tranh toàn cầu mà dân tộc ta đang phải đối mặt,
xét về bản chất là cuộc cạnh tranh về kỹ năng và tri thức. Thiếu một nền
giáo dục hiệu năng và hiện đại chúng ta không thể có đủ năng lực để cạnh
tranh.

Về việc thu hút người giỏi của Việt Nam, theo tôi, như đã nói ở trên, điều
quan trọng là phải tạo ra được cầu về người tài. Nhiều người Việt giỏi giang
vẫn đang làm việc ở nước ngoài chủ yếu là vì nền kinh tế chưa có nhu cầu
về những kỹ năng và kiến thức mà họ có. Nói Nhà nước chưa tạo điều kiện
thế này, thế kia để thu hút người tài nhiều khi cũng oan cho... Nhà nước.
Tuy nhiên, chúng ta đang hội nhập, với việc kinh tế phát triển, cầu về người
tài sẽ xuất hiện ngày càng nhiều. Mà lúc ấy, cung lại có thể là một vấn đề.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.